Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên là giai đoạn mà ba mẹ cảm thấy khó khăn cho con và bản thân nhất. Với những mẹo giảm đau cho trẻ mọc răng dưới đây sẽ giúp quá trình mọc răng sữa của con trở nên dễ dàng hơn.
Với những triệu chứng khó ở của bé mà việc giảm đau cho trẻ mọc răng trở thành mục tiêu hàng đầu của các mẹ. Bài viết mách mẹ top 3 cách giảm đau cho trẻ mọc răng hiệu quả, giúp cả gia đình vượt qua giai đoạn mọc răng sữa khó khăn và gian khổ.
Việc chảy nước dãi có thể xuất hiện từ sớm khi trẻ được 3 tháng tuổi, nhưng khi sắp mọc răng thì bé chảy nước dãi nhiều và liên tục. Từ đó khiến cho khoang miệng và xung quanh miệng bé lúc nào cũng tràn nước, những vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước bọt như da quanh miệng, da ở cằm hoặc ở cổ bị nổi ban đỏ. Ngoài ra việc chảy nước dãi nhiều cũng gây ho, dễ gây bối rối cho những bà mẹ trẻ.
Thêm một việc khiến mẹ đau đầu khi bé mọc răng đó chính là bé gặm hầu như mọi vật trong tầm tay khi bắt đầu mọc răng. Việc ba mẹ không thể quản lý xuể đống đồ chơi của con không biết nó có vệ sinh không đến việc trẻ thường xuyên ngậm cả bàn tay, cắn vào tay mẹ hoặc thường xuyên day ti khiến mẹ rất đau đớn, dễ dẫn đến bị nứt cổ gà ở mẹ.
Người lớn mọc răng khó chịu 1 lần thì trẻ mọc răng càng khó chịu gấp bội. Khi răng sữa mọc lên sẽ đâm thủng nướu răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiều bệnh như sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa. Cơ thể trẻ cũng mệt mỏi, uể oải và hay bỏ ăn, bỏ bú do đau lợi đau nướu.
Cha mẹ lúc này chắc hẳn sẽ lo sốt vó vì con ốm và sụt cân, nhưng khoảng thời gian này sẽ kéo dài không lâu, khoảng từ 7-10 ngày. Việc rối loạn tiêu hóa dẫn đến bé bị tiêu chảy hằng ngày nhưng mẹ cũng cần lưu ý để phân biệt với những bệnh lý khác.
Con khóc do sốt mọc răng khiến ba mẹ vô cùng lo lắng, đặc biệt là những trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm. Đa phần trẻ khóc vài chục phút rồi sau đó thiếp đi nhưng cũng có một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.
Nướu răng là nơi bị tổn thương nhiều nhất khi bé bắt đầu mọc răng, và việc massage và vệ sinh nướu hằng ngày là cách quan trọng nhất để giảm đau cho trẻ mọc răng.
Phương pháp massage răng: gắn một miếng gạc hoặc vải mềm đã nhúng nước muối sinh lý (và làm lạnh) để massage vòng tròn xung quanh nướu răng của trẻ, mỗi ngày một lần và có thể kết hợp khi tắm bé. Ngoài ra mẹ cũng thường xuyên lau sạch vùng nước dãi quanh miệng trẻ hoặc cài cho bé một chiếc khăn nhỏ ở cổ để thấm nước dãi.
Ngoài ra một phương pháp đơn giản giúp giảm đau cho trẻ mọc răng là sử dụng túi chườm đá nhỏ áp vào hai má của trẻ khoảng 1-3 phút, cách này giúp gây tê, giảm sưng và làm dịu cơn đau tức thì.
Phương pháp vệ sinh răng 2 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ:
Bước 1: Dùng khăn mềm hoặc gạc y tế nhúng vào nước mát để làm lạnh.
Bước 2: Quấn khăn ướt quanh ngón trỏ sau đó lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, từ hàm dưới lên hàm trên cho bé. Bạn có thể chà xát nhẹ quanh nướu răng, áp lực của tay và hơi lạnh từ khăn có thể làm giảm sự khó chịu của bé.
Việc bé hay gặm nhấm đồ chơi hoặc bàn tay cũng là một cách tự giảm đau và ngứa chân răng. Vì vậy thay vì cho trẻ gặm đồ chơi thì mẹ hãy cho bé những gặm những loại thức ăn cứng để giảm đau cho trẻ mọc răng.
Một số loại rau quả tốt cho sức khỏe của bé như dưa chuột hoặc cà rốt, táo đều có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và làm giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau răng của bé. Các mẹ hãy nhớ gọt vỏ sạch và giám sát quá trình ăn của con nhé.
Ti giả làm lạnh cũng có thể giúp giảm đau cho trẻ mọc răng nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây bệnh răng sữa mọc lệch ở trẻ.
Ngoài việc giảm đau cho trẻ mọc răng bằng các phương pháp đơn giản tại nhà thì mẹ cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi nước được chỉ định dùng cho trẻ. Tuy nhiên khi sử dụng mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc bôi đúng cách.
Nếu mẹ có thể giảm đau mọc răng cho trẻ bằng những biện pháp thông thường thì có thể bỏ qua việc bôi thuốc. Còn nếu bé đau nhiều và quấy khóc thường xuyên thì nên đưa đi bác sĩ để thăm khám, từ đó có thể nhận được sự hướng dẫn chăm sóc con phù hợp nhất.
Trúc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.