Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thật thiêng liêng nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là căn bệnh nứt cổ gà khi cho con bú. Đây là một bệnh lý thường gặp, không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, ảnh hưởng xấu cho quá trình phát triển của trẻ. Hãy cùng vượt qua nỗi sợ bị nứt cổ gà khi cho con bú bằng những mẹo cách phòng tránh cực hay dành cho mẹ.
Nứt cổ gà còn được gọi là nứt chân núm ti. Dấu hiệu của bệnh này là khi núm ti nứt, đỏ tấy và đôi khi chảy máu, đặc biệt là mỗi lần cho con bú. Hiện nay căn bệnh này xuất hiện rất phổ biến và trở thành nỗi lo lắng lớn cho những người lần đầu làm mẹ. Bệnh thường xảy ra với những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ, trực tiếp cho trẻ ngậm đầu ti.
Trẻ em bú sai cách là khi không ngậm bầu vú của mẹ mà chỉ chăm ngậm vào đầu ti, mút nhiều và đôi khi cắn, kéo dãn đầu ti. Một số trẻ em khi bú sữa thường giật mạnh, kéo căng đầu vú mẹ, lâu ngày làm đầu ti tổn thương, gây chảy máu hoặc hiện tượng sưng mủ, khiến sữa bị ứ đọng.
Thật ra mỗi lần cho con bú thì chắc chắn đầu ti sẽ cảm thấy đau nhẹ. Tuy nhiên nếu mẹ không chú ý những vết nứt nhỏ và ngăn chặn thì lâu ngày vết nứt sẽ càng lan nhanh, khiến mẹ cảm thấy rất đau đớn mỗi lần cho con bú. Việc không vệ sinh đầu ti đúng cách cũng sẽ khiến vết thương bị nhiễm khuẩn, khiến mẹ không thể cho con bú được nữa.
Một số bà mẹ vẫn thường hút sữa ra để dành cho con bú vào ban đêm. Tuy nhiên nếu không cẩn thận hút quá mạnh cũng sẽ gây tổn thương cho đầu ti. Nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng các dụng cụ hút sữa để giảm thiểu tình trạng này.
Đây là một trong số trường hợp hy hữu nhưng cũng là 1 nguyên nhân khiến mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú. Trẻ bị đau nên thường quấy khóc, thường xuyên cắn hoặc giật mạnh đầu ti gây tổn thương, vi khuẩn nấm cũng bị lây lan sang cho mẹ. Nếu bạn thấy miệng trẻ bị nấm hoặc đầu ti đau nhức, nhói khi cho con bú thì nên kiểm tra ngay tình trạng này.
Đầu tiên nứt cổ gà sẽ mang đến đau đớn nhiều cho người mẹ, đặc biệt mỗi khi cho con bú. Ngoài ra việc đầu vú bị nứt, chảy máu cũng là môi trường cho nấm, vi khuẩn phát triển, dễ gây bệnh cho bé cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ.
Nếu tình trạng diễn ra lâu ngày, mẹ sẽ không thể cho con bú được, lượng sữa bị ứ đọng, gây đau nhức hai bên vú. Sữa thì nhiều nhưng không thể cho con bú được, trẻ quấy khóc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần cho cả gia đình.
Để phòng tránh bệnh nứt cổ gà khi cho con bú, các bà mẹ cần áp dụng ngay những phương pháp sau:
Trong quá trình cho con bú, mẹ nên kiểm tra đã cho trẻ bú đúng cách chưa. Vị trí ngậm ti tốt nhất là miệng bé áp lên toàn bộ đầu vú, cằm chạm vào phần dưới của ti. Nếu trẻ cắn hoặc giật đầu ti thì hãy nhẹ nhàng vỗ về trẻ, hoặc đổi bầu vú vì có thể sữa chưa tiết ra kịp nên trẻ mới ngậm chặt hơn như vậy. Cho bú cân bằng hai bên vú, nếu bên nào thấy đau thì hãy nhẹ nhàng đổi hướng để giảm áp lực cho đầu ti.
Trước và sau khi cho con bú, mẹ cần phải vệ sinh núm vú sạch sẽ:
Trước khi cho con bú, mẹ nên pha nửa thìa muối với 1 bát nước, nhẹ nhàng thoa lên ti khoảng 10 phút. Sau đó dùng khăn mềm sạch lau nhẹ để loại bỏ chất dơ, đồng thời diệt khuẩn.
Sau khi cho con bú, nếu cảm thấy đau mẹ có thể dùng miếng dán lạnh hydrogel làm dịu mát cơn đau, đồng thời giúp phục hồi núm vú. Nếu có phát hiện những vết nứt thì nên thoa một ít thuốc mỡ hoặc mật ong để làm mềm vết thương, hoặc dùng trà xanh để kháng khuẩn. Bên vú nào bị đau thì nên hạn chế cho trẻ bú, đợi sau khi lành hãy cho bú lại bình thường.
Với những bà mẹ muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chúng ta có thể hạn chế tình trạng nứt cổ gà khi cho con bú bằng cách linh hoạt hoán đổi giữa bú ti thật và ti giả. Nên sử dụng những dụng cụ hút sữa sẵn để khi con bạn đói có thể uống sữa thật nhanh, sau đó cho con bú nút thêm ti mẹ để dễ ngủ. Khi trẻ quá đói sẽ dễ dẫn đến tình trạng giật mạnh, cắn vào đầu ti để bú sữa, từ đó gây đau đớn cho mẹ, sau này làm tổn thương đầu ti.
Đặc biệt với những trường hợp bị nứt cổ gà khi cho con bú nặng, các mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, không nên áp dụng những phương pháp chưa được chứng thực để chữa trị, gây ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe của mẹ và bé.
Trúc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...