Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trễ kinh khi cho con bú có đáng lo?

Ngày 22/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn sau khi sinh. Đặc biệt trễ kinh khi cho con bú là hiện tượng dễ thấy và hết sức bình thường. Ở những người không cho con bú sẽ xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn.

Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tiêu biểu nhất là trễ kinh. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ cho con bú.

Vậy rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì? Tại sao lại có hiện tượng trễ kinh khi cho con bú? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao lại bị trễ kinh khi cho con bú?

Sau khi sinh, kinh nguyệt của phụ nữ thường sẽ có sự thay đổi. Kinh nguyệt sẽ có sớm hơn ở những người không cho con bú, có khoảng 40% phụ nữ có kinh nguyệt trở lại ở tuần thứ 6 sau sinh, phần lớn phụ nữ sẽ có lại kinh nguyệt từ tuần thứ 24 sau sinh. Có những trường hợp có kinh nguyệt trở lại rồi nhưng lại vô kinh vài tháng sau đó mới ổn định trở lại như trước khi mang thai.

Ở những phụ nữ cho con bú, chất prolactin có trong sữa mẹ có tác dụng làm kinh nguyệt xuất hiện muộn hơn. Prolactin làm thay đổi hoạt động của hệ thống hạ đồi, buồng trứng và tuyến yên, làm trễ lại chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian có kinh trở lại sau sinh ở từng người không giống nhau.

Trễ kinh khi cho con bú có đáng lo? 1 Hiện tượng trễ kinh khi cho con bú xảy ra ở hầu hết phụ nữ sau sinh

Trễ kinh khi cho con bú có nguy hiểm?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh, đây là một hiện tượng sinh lý tuần hoàn bình thường và không đáng ngại. Phụ nữ sau sinh sẽ có một số những thay đổi nội tiết, đặc biệt đối với người đang cho con bú, chất prolactin có trong sữa mẹ có tác dụng làm trễ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, các bà mẹ không nên bỏ qua những dấu hiệu dưới đây để tránh những bệnh phụ khoa cũng như tránh mang thai ngoài ý muốn:

  • Các dấu hiệu bất thường vùng kín như: Ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ, vùng kín có mùi…
  • Sự gia tăng về lượng máu kinh cũng như cơn đau bụng ở những kỳ kinh nguyệt sau sinh.
  • Trong khi cho con bú thì nên xin ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng các biện pháp tránh thai.
  • Sự chậm kinh sau khi chu kỳ kinh nguyệt bình thường đã trở lại nhiều khả năng là do có thai, nên đi khám sớm để được kiểm tra và chăm sóc sớm.

Sinh con bao lâu sau sẽ có kinh trở lại?

Thời gian kinh nguyệt trở lại sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cho con bú, sức khỏe, lượng hormone, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi sau khi sinh. Trong đó, việc cho con bú là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự trở lại của kinh nguyệt.

Chất prolactin – hormone có vai trò chính trong việc sản sinh sữa mẹ làm tăng lượng sữa và cũng là nguyên nhân ngăn sự rụng trứng. Nồng độ prolactin trong cơ thể phụ nữ ở mức cao trong suốt quá trình mang thai cũng như ngay sau sinh, nhưng nếu không cho con bú hoặc hút sữa mẹ, nồng độ prolactin sẽ giảm xuống. Nếu như phụ nữ sau sinh không cho con bú, kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau sinh từ 6 đến 8 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian có lại kinh nguyệt cũng sẽ lâu hơn. 

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể sẽ ko có kinh nguyệt trong vòng 6 tháng sau sinh thậm chí lâu hơn. Có một số trường hợp kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi mẹ đã ngừng cho con bú.

Trễ kinh khi cho con bú có đáng lo? 2 Tình trạng trễ kinh khi cho con bú sẽ biến mất sau khi ngừng cho con bú

Hormone prolactin có vai trò quyết định việc kinh nguyệt trở lại sau sinh ở phụ nữ. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ giải phóng prolactin cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến hiện tượng trễ kinh khi cho con bú ở các phụ nữ.

Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ giải phóng prolactin ở phụ nữ sau sinh:

  • Em bé ăn sữa ngoài: Nếu cho trẻ uống thêm các loại sữa công thức hoặc cho em bé bú nước giữa lần bú thì cơ thể mẹ sẽ giải phóng ít prolactin hơn.
  • Sử dụng ti giả: Việc làm dụng ti giả trong những ngày đầu hay tuần đầu sau sinh sẽ làm trẻ không muốn ngậm vú mẹ và không kích thích mẹ tiết sữa. Càng cho bé bú nhiều thì cơ thể mẹ sẽ tiết càng nhiều prolactin hơn. Việc làm dụng vú giả sẽ làm lượng prolactin trong cơ thể mẹ giảm, sữa mẹ sẽ giảm cả về chất và về lượng.
  • Thuốc tránh thai có chứa estrogen: Sự mất cân bằng estrogen và prolactin sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của mẹ. Do đó, việc sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen sẽ làm giảm sản lượng sữa của mẹ.
  • Phẫu thuật ngực: Các phẫu thuật ngực được thực hiện gần núm vú hoặc quầng vú có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh ở đây, khiến tín hiệu tăng tiết prolactin không được truyền lên não.
  • Các loại kem gây tê điều trị đau núm vú không chỉ khiến trẻ bị tê miệng. Ngoài ra các loại kem này còn khiến các dây thần kinh không truyền tín hiệu lên não, prolactin không được giải phóng.
  • Các loại chất kích thích đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Không chỉ làm giảm lượng prolactin được giải phóng, các chất kích thích còn gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Trầm cảm: Các bà mẹ bị trầm cảm có lượng prolactin thấp hơn bình thường. Sau sinh là giai đoạn phụ nữ rất dễ bị trầm cảm. Do vậy, gia đình cần trò chuyện, quan tâm đến phụ nữ sau sinh nhiều hơn.
Trễ kinh khi cho con bú có đáng lo? 3 Nói không với chất kích thích trong quá trình mang thai và cho con bú

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có cần điều trị không?

Nhìn chung, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng sinh lý tuần hoàn bình thường, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như u xơ, nhiễm trùng hoặc polyp. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với chu kì bình thường hoặc máu kinh chứa cục máu đông.
  • Chu kỳ kinh nguyệt đã có trở lại nhưng lại biến mất một khoảng thời gian.
  • Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ.
  • Bạn không có kinh nguyệt sau 3 tháng ngừng cho con bú.

Với các thông tin hữu ích mà Nhà Thuốc Long Châu đem lại, hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về tình trạng trễ kinh khi cho con bú. Các mẹ trước khi nghĩ đến việc chăm sóc con hãy giữ cho bản thân luôn luôn khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì chăm sóc con mới đạt hiệu quả cao nhất.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm