Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa? Những điều mẹ cần biết

Ngày 26/02/2020
Kích thước chữ

“Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa” là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh có con đang trong độ tuổi thay răng sữa. Để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Đến một độ tuổi nhất định nào đó, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên. Những chiếc răng vĩnh viễn này sẽ khỏe mạnh vững chắc hơn và sẽ theo trẻ suốt quãng thời gian sau đó. Vậy vấn đề được các mẹ quan tâm ở đây là trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn

Răng sữa chỉ là những chiếc răng tạm thời, khi răng vĩnh viễn bên dưới đã phát triển vững chắc sẽ bắt đầu mọc lên. Lúc này, áp lực của răng vĩnh viễn sẽ khiến răng sữa bị tiêu biến dần khiến chân răng tiêu biến dần, sau đó sẽ lung lay và rụng đi. Khi đó, răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. 

tre-may-tuoi-thi-thay-rang-sua-nhung-dieu-me-can-biet-2

Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn

Vậy trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa? Thông thường, độ tuổi thay răng sữa ở trẻ sẽ theo từng giai đoạn như sau: 

- Khi trẻ từ 5 - 7 tuổi sẽ bắt đầu thay các răng cửa giữa. Đây cũng là thời điểm trẻ mọc thêm răng cối lớn thứ nhất sau răng hàm sữa thứ 2. 
- Khi trẻ từ 7 - 8 tuổi sẽ thay các răng cửa bên sữa
- Khi trẻ từ 9 - 10 tuổi sẽ thay các răng hàm sữa thứ nhất
- Khi trẻ từ 10 - 11 tuổi thay các răng nanh sữa
- Khi trẻ từ 11 - 12 tuổi thay các răng hàm sữa thứ hai

Hàm răng của trẻ được xem là phát triển bình thường khi các răng vĩnh viễn mọc theo thứ tự tương tự như răng sữa mọc trước đó. Tức là chiếc răng sữa nào mọc trước sẽ  được thay trước, răng nào mọc sau sẽ được thay sau. 

tre-may-tuoi-thi-thay-rang-sua-nhung-dieu-me-can-biet-1

Lịch thay răng sữa ở trẻ

Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Cụ thể nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối – các răng cối.

Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa, thời gian thay diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau:

- Đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Đối với những răng chỉ có một chân thì thời gian thay răng chỉ diễn ra trong vài tuần, nhưng đối với những chiếc răng có nhiều chân như răng cối thì cần phải đòi hỏi thời gian thay răng lâu hơn, có thể dao động từ 1 - 2 tháng. Và các răng được mọc trong điều kiện thoải mái cũng sẽ giúp thời gian thay răng được rút ngắn hơn so với những răng bị kẹt hoặc chèn ép trong khe. 

- Thói quen của trẻ:  Khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và những thói quen xấu như đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi tác động vào có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy, các mẹ nên thường xuyên nhắc nhở trẻ bỏ thói quen xấu này.  

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn thay răng ở trẻ 

Thường xuyên nhắc trẻ suy trì thói quen vệ sinh răng mỗi ngày

Ở độ tuổi thay răng sữa các mẹ nên thường xuyên giám sát những lúc con đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để vệ sinh cho răng, mỗi lần đánh răng nên kéo dài từ 2 - 3 phút. Nên lựa chọn những loại kem đánh răng phù hợp, có vị ngọt và hương thơm một chút. Đối với bàn chải đánh răng thì nên chọn những loại có lông chải mềm và kích thước phù hợp với răng cũng như khoang miệng của bé. Bên cạnh đó, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng sau mỗi bữa ăn để duy trì sức khỏe răng miệng. 

Trong giai đoạn thay răng không nên chỉ cho con ăn thức ăn mềm

Sai lầm của các mẹ là cho rằng chỉ nên cho con ăn những thức ăn mềm được băm nhỏ, nấu nhuyễn trong giai đoạn thay răng cho con. Nhưng thực tế, nếu chỉ cho trẻ ăn những thức ăn mềm cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng hàm dưới của trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo nên cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có độ cứng vừa phải như thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây…để giúp quá trình thay răng nhanh hơn. Đồng thời giúp thúc đẩy quá trình phát triển của nướu răng, xương hàm và xương mặt.

tre-may-tuoi-thi-thay-rang-sua-nhung-dieu-me-can-biet

Những điều cần lưu ý trong giai đoạn thay răng ở trẻ 

Nhắc nhở trẻ nên bỏ một số thói quen xấu của bé

Để tránh làm biến dạng răng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng trong độ tuổi thay răng sữa, mẹ cần nhắc nhở để bé hạn chế và bỏ dần các thói quen xấu đá lưỡi, chạm tay vào phần lợi, cắn đầu ngón tay, đầu bút chì...

Các mẹ cần phải chú ý bảo vệ chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên

Việc thay răng đã khiến răng bị mất đi một lượng canxi cũng như khả năng kháng axit chưa cao nên dễ khiến chiếc răng hàm đầu tiên của trẻ yếu ớt và dễ bị sâu răng. Vì vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý bảo vệ chiếc răng hàm đầu tiên của răng vĩnh viễn. Sau khoảng 1 năm thay răng, nếu phát hiện chiếc răng này bị sâu hoặc có khe hở, bé cần được đưa đến nha khoa để điều trị kịp thời. 

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa cũng như một số lưu ý trong quá trình thay răng sữa ở trẻ. Từ đó, biết cách chăm sóc hợp lý để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, chắc khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin