Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm thì phải làm sao?

Ngày 06/05/2022
Kích thước chữ

Hiện tượng ọc sữa về đêm là vấn đề rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe để có biện pháp điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm luôn khiến các mẹ phải lo lắng. Nếu không phát hiện và chữa kịp thời thì điều này thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy phải làm gì để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng tham khảo các thông tin hữu ích từ bài viết bên dưới nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm

Trẻ bị ọc sữa do sinh lý

Trẻ sơ sinh thường có một hệ tiêu hoá yếu, những van trong hệ thống dạ dày chưa đồng bộ hết. Khi bú trẻ thường có hiện tượng nuốt thêm hơi, điều này dẫn đến trẻ bị no. Khi mẹ đặt bé nằm ở tư thế nằm nghiêng thì trẻ sẽ dễ dàng bị ọc sữa. Ngoài ra, nhiều bà mẹ muốn cho con ăn no vì sợ con đói nên sữa trong dạ dày sẽ bị trào ra trong khi bé ngủ. 

Trẻ bị ọc sữa do bệnh lý

Bên cạnh những tác nhân về sinh lý thì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa hoặc nôn trớ thì mẹ nên cẩn thận vì có thể trẻ mắc phải những bệnh lý sau đây:

  • Trẻ có hiện tượng ọc sữa liên tục, ói rồi bú, bú lại ói cứ lặp đi lặp lại thì rất có thể trong hệ thống tiêu hoá của trẻ xuất hiện những dị tật như hẹp thực quản hay hẹp tá tràng.
  • Trẻ đột nhiên khóc thét lên hoặc nôn ói khi đang bú thì chắc chắn trẻ gặp vấn đề về tắc ruột hoặc lồng ruột. Thậm chí bụng của trẻ còn bị nổi phồng lên khiến các mẹ lo lắng. Trường hợp này thường gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.
  • Thiếu canxi cũng khiến cho trẻ bị ọc sữa vào ban đêm, kèm theo hiện tượng vặn, co hay giật mình.

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm thì phải làm sao? 1

Bụng phồng to ở trẻ sơ sinh là do hiện tượng ọc sữa hoặc nôn trớ nhiều gây ra

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa về đêm có nguy hiểm không? 

Đối với trẻ sơ sinh thì hiện tượng ọc sữa, nôn trớ là một điều hết sức bình thường. Vì đây là khoảng thời gian hệ tiêu hoá và các chức năng trong dạ dày chưa phát triển toàn diện. Khi ăn xong bé hay vặn người hoặc bị người lớn bế lên nhiều lần khiến bé khó chịu và trớ ra ngoài. Tất nhiên điều này sẽ khiến bé bị giật mình và khóc thét. Nếu bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì các mẹ không phải lo lắng quá nhiều về hiện tượng này cũng như dùng các biện pháp đẩy lùi đặc biệt nào.

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm thì phải làm sao? 2

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa về đêm không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng nên có biện pháp chăm sóc bé cẩn thận 

Như đã nói bên phía trên, ngoài tác nhân sinh lý thì các mẹ cần phải để ý xem bé có mắc phải những bệnh lý khác không. Bởi vì nhiều khi trẻ ọc sữa quá nhiều không phải ăn uống no mà do bị virus tấn công trong dạ dày của bé. Bé càng lớn mà hiện tượng ọc sữa, nôn trớ càng trở nên nghiêm trọng thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám ngay. Vì rất có thể bé gặp phải tình trạng viêm nhiễm ở hệ hô hấp hay tiết niệu. Tình trạng của bé sẽ trở nên nghiêm trọng như đau bụng quằn quại, bụng phồng to, miệng khô, co giật,...

Để giải quyết tình trạng này thì chúng ta cần phải biết được nguyên nhân của vấn đề. Nguyên nhân phổ biến nhất của ọc sữa, nôn trớ là do mẹ cho bé bú quá nhiều dẫn đến bé bị no. Trong trường hợp này thì mẹ cần giảm lượng sữa tiêu thụ của bé cũng như cho bé bú ít hơn.

Nếu bé bị ọc sữa và trớ do thiếu hụt canxi thì mẹ nên bổ sung canxi cho bé theo chỉ định của bác sĩ sao cho an toàn nhất. Tránh trường hợp thừa canxi.

Giải pháp tránh ọc sữa về đêm ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng ọc sữa ở các bé sơ sinh rất phổ biến, nếu không liên quan đến bệnh lý thì mẹ chỉ cần chú ý cẩn thận trong cách chăm sóc bé:

  • Sau khi ăn không được nhấc bổng trẻ lên mà cần giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng và yên lặng. Lúc này bé cần thời gian để nghỉ ngơi và tiêu hoá tránh bé đang no mà bị bế xốc hay đặt nằm xuống ngay lập tức bé sẽ bị ọc sữa và nôn trớ.
  • Khi bé xuất hiện tình trạng ọc sữa hay nôn trớ mẹ đừng quá lo lắng. Lúc này việc cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Mẹ có thể đặt bé ngồi trên đùi và để đầu bé dựa vào ngực. Giữ bé trong tư thế này trong khoảng 30 phút để bé có thời gian tiêu hoá.
  • Các mẹ không nên có suy nghĩ cho bé ăn càng nhiều thì bé sẽ càng khoẻ mạnh. Mẹ cần phân chia bữa ăn theo liều lượng nhỏ và ăn thường xuyên. Hệ tiêu hoá cũng như dạ dày của bé chưa đủ phát triển hết. Lúc này thì việc hấp thụ lượng thức ăn nhỏ sẽ khiến bé tiêu hoá dễ dàng hơn bao giờ hết. Ví dụ như thay vì cho bé bú no trong một lần bú thì mẹ nên cho bé bú vừa phải và tăng số lần bú lên cho bé.
  • Tư thế ngủ cũng là nhân tố giúp giảm số lần ọc sữa cho bé. Vì thế mẹ hãy đặt bé ở tư thế ngủ dễ chịu nhất, dễ dàng cho việc tiêu thụ thức ăn cho bé.
  • Khi đóng tã hay bỉm, mẹ đừng nên đóng chặt quá. Vì khi đóng chặt, bụng của bé sẽ có áp lực khiến cho bé bị khó chịu. Khi ngủ bé thường vặn vẹo nhiều lần nên sẽ khiến cho bé bị ọc sữa.
  • Không phải pha sữa càng loãng thì bé sẽ càng dễ tiêu hoá hơn. Nếu bé đang uống sữa bột thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về công thức pha sữa. Tần suất ọc sữa hay nôn trớ của bé sẽ giảm nếu bé được cho sử dụng sữa với công thức đặc hơn.
  • Bổ sung canxi cho bé là rất cần thiết nếu tình trạng ọc sữa và nôn trớ xảy ra thường xuyên. Khi bé được cung cấp đủ lượng canxi thì khi ngủ bé sẽ không hay vặn mình và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Mẹ phải ngừng cho bé bú ngay khi bé đột nhiên khóc thét. Vì lúc này có thể là do bé nuốt quá nhiều hơi khiến dạ dày của bé bị căng.

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm thì phải làm sao? 3

Tư thế cho bé bú sữa đúng cách cũng rất quan trọng để tránh gây ra tình trạng ọc sữa

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa vào ban đêm nên mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho trẻ. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các mẹ bớt được một chút áp lực cũng như khó khăn trong việc chăm sóc bé. 

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.