Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nôn trớ là gì? Tác hại của nôn trớ kéo dài đối trẻ sơ sinh

Ngày 24/08/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là biểu hiện bình thường ở trẻ do dạ dày chưa phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên những hệ quả rất nghiêm trọng, mẹ cần chú ý để khắc phục.

Nôn trớ thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 3 tuổi. Đây cũng là một hiện tượng bình thường do mẹ chăm sóc chưa đúng cách. Tuy nhiên nếu trẻ nôn trớ kéo dài với tần suất liên tục thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán ngay.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?

Nôn trớ là gì? Tác hại của nôn trớ kéo dài đối trẻ sơ sinh 1Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ thường xảy ra sau khi trẻ ăn hoặc bú xong. Đây là hiện tượng trẻ ọc một chút sữa ra miệng hoặc một số vụn thức ăn nhỏ. Đây là hiện tượng tống xuất sữa từ dạ dày lên thực quản đến miệng và ra ngoài do trẻ bị đầy bụng hoặc khó tiêu. Nôn trớ khác với nôn ói vì không có sự co thắt cơ bụng. Còn nôn ói là khi trẻ phun mạnh sữa ra miệng với số lượng lớn. 

Tình trạng nôn trớ thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ được 3 tuổi. Trẻ sinh non là đối tượng dễ bị nôn trớ nhiều do sức khỏe yếu và hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng thuyên giảm khi trẻ lớn hơn 3 tuổi và được ba mẹ chăm sóc đúng cách và điều trị nâng đỡ thích hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng nôn trớ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ, trong đó 95% là do vấn đề sinh lý ở trẻ:

Bé vừa bú vừa chơi, bú quá cáu kỉnh hoặc vội vã khiến cho không khí tràn nhiều vào khoang miệng và lọt vào ống tiêu hóa khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Nhiều hơi tích tụ sẽ dễ bị trào ngược, làm bung then cài từ đó khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ.

Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, mẹ cho trẻ ăn thức ăn mới, ăn quá nhiều trong 1 bữa hoặc thời gian giữa các bữa ăn quá gần nhau, khiến trẻ tiêu hóa không kịp, gây đầy bụng, chướng bụng từ đó tình trạng nôn trớ xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Ít gặp hơn là nôn trớ bệnh lý, chỉ xảy ra khi bé gặp bất thường do các bệnh lý viêm nhiễm, lúc này, mẹ cần cho bé đến bác sĩ để được điều trị. Ngoài ra mẹ cũng nên cẩn thận khi con ói ra dịch vàng, dịch xanh, bỏ bú hoặc quấy khóc nhiều khó dỗ, vì đây có thể là những biến chứng nghiêm trọng.

Giải pháp khắc phục tình trạng nôn trớ sinh lý

Nôn trớ là gì? Tác hại của nôn trớ kéo dài đối trẻ sơ sinh 2Xử lý nôn trớ đúng cách cho trẻ

Cho bé bú đúng đúng cách

Với mỗi cữ bú, mẹ nên chó bé bú trước 1 bên vú, nếu bé chưa no thì mới chuyển sang vú còn lại. Việc này sẽ giúp sữa dễ dàng xuống dạ dày mà không trào ngược ra ngoài. Thời gian bú nên từ khoảng 15-20 phút là đủ, tránh bú nhiều khiến bé quá no và ọc sữa.

Nếu bé bú bình thì mẹ nhớ lưu ý để sữa ngập núm vú bình để tránh việc bé nuốt không khí gây căng dạ dày.

Có chế độ ăn dặm khoa học

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên khởi đầu với lượng thức ăn thật ít và lỏng để bé dễ tiêu hóa, sau đó mới bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc dần.

Nên bắt đầu với món cháo trắng, sau đó mới thêm dần các thành phần khác để đảm bảo trẻ làm quen dần với các thực phẩm mới. Ngoài ra, mẹ cũng nên chia phần ăn dặm của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 khoảng thời gian ngắn. Thời gian tối thiểu giữa hai lần ăn khoảng 2 giờ, tối đa là 4-5 giờ.

Tác hại của nôn trớ kéo dài

Thực tế bé nôn trớ từ 1-2 trong ngày và không kéo dài thường xuyên thì đây là tình trạng bình thường và không đáng ngại. Mẹ có thể áp dụng những phương pháp đã được giới thiệu ở phần trên để giúp loại bỏ nhanh những nguyên nhân sinh lý gây nôn trớ. Tuy nhiên, nếu mẹ đã áp dụng cách chăm sóc đúng cách mà bé vẫn nôn trớ  liên tục hơn 3 lần trong ngày và kéo dài thì bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Những hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị nôn trớ kéo dài

Nôn trớ là gì? Tác hại của nôn trớ kéo dài đối trẻ sơ sinh 3Mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bị nôn trớ kéo dài

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đi ngoài, ăn uống không tiêu, cơ thực quản co thắt kém.

Viêm đường tiêu hóa do axit dạ dày trào ngược, đồng thời có thể làm tổn thương thực quản và khoang mũi miệng.

Bé biếng ăn, khó chịu vì phải ăn uống nên càng kén ăn, từ đó dẫn đến việc trẻ thường xuyên mệt mỏi, thấp còi, suy dinh dưỡng.

Cơ thể bé không nạp đủ dinh dưỡng, thiếu hụt chất điện giải, chậm phát triển về thể chất, trí tuệ so với những bạn đồng trang lứa.

Tình tính bé sinh ra khó chịu, hay quấy khóc, giận dỗi.

Khi các chất nôn không được làm sạch, bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng...

Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa dẫn đến hệ miễn dịch kém.

Ảnh hưởng xấu đến trí não, hệ thần kinh do thiếu những dưỡng chất như ARA, DHA, Lutein, Choline.

Xuân Trúc 

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm