Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có đáng lo không?

Ngày 27/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường xuyên bị gián đoạn bởi vì phản xạ giật mình. Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có đáng lo không và cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả?

Bản chất giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường không sâu như người lớn. Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình hoặc run nhẹ tay chân là phản xạ rất bình thường và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu các mẹ muốn giúp con ngủ ngon giấc và không bị giật mình quá nhiều tình cũng có thể áp dụng một số cách chữa được giới thiệu trong bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thường phản xạ như thế nào?

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình được xem là một phản xạ không tự chủ. Biểu hiện của tình trạng này cũng rất dễ nhận biết, gồm các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

  • Trẻ đột ngột mở rộng cánh tay và chân: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thường đột ngột mở rộng cánh tay và chân của bé, hai lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Cánh tay và chân co lại: Sau khi đột ngột mở rộng cánh tay và chân thì phản ứng tiếp theo là bé thường cong lưng và co tứ chi lại gần cơ thể. Phản xạ này giúp bé cảm thấy an toàn như khi còn ở trong bụng mẹ. Đôi khi, trẻ cũng có thể khóc chút do bị giật mình.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình được xem là một phản xạ không tự chủ

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình được xem là một phản xạ không tự chủ

Lý do vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình?

Bố mẹ cần biết phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh là điều tự nhiên. Không những thế, đây còn là dấu hiệu cho biết hệ thần kinh của bé đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn quan tâm đến cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình để giúp con tránh được những phản xạ không cần thiết và giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.

Trong đó, điều quan trọng trước tiên là bố mẹ cần làm là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Những nguyên nhân thường gặp gồm:

  • Âm thanh, tiếng động lớn: Mặc dù  không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ nhưng môi trường xung quanh quá ồn ào cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ của bé.
  • Thay đổi ánh sáng: Cường độ ánh sáng thay đổi đột ngột có thể kích hoạt phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
  • Chuyển động đột ngột: Các cử động đột ngột của mẹ khi cho bé bú hoặc bất kỳ chuyển động nào cũng có thể khiến cho trẻ sơ sinh bị giật mình. Ngoài ra, bản thân trẻ vẫn có thể tự giật mình trong lúc ngủ khi bé cử động tay hoặc chân.
  • Thay đổi độ cao: Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột khi ngủ sẽ khiến bé có cảm giác mất thăng bằng hoặc như sắp té ngã. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đánh thức hoặc dễ giật mình khi ngủ.

Sự thay đổi vị trí đột ngột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đánh thức hoặc dễ giật mình khi ngủ

Sự thay đổi vị trí đột ngột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đánh thức hoặc dễ giật mình khi ngủ

Mách mẹ 3 cách chữa cho  trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Nếu  trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình hoặc dễ khóc do bị giật mình, thì ba mẹ sẽ cần quan tâm đến những nguyên nhân kể trên để có những hướng khắc phục hiệu quả. Từ đó mẹ có thể áp dụng một số cách chữa cho  trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình sau đây:

Giữ bé gần với cơ thể và nhẹ nhàng khi thay đổi vị trí của bé

Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Vì vậy, khi bế con thì bố mẹ nên giữ bé càng gần với cơ thể càng tốt. Nếu muốn đặt con nằm xuống nôi hoặc cũi thì cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Việc này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác như bị té ngã từ đó hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ.

Quấn khăn cho bé

Việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh là một giải pháp được nhiều mẹ áp dụng để giữ cho trẻ không cử động tay chân đột ngột. Từ đó tránh được phản xạ giật mình khi trẻ ngủ. Hơn thế nữa, việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh còn tạo cho bé cảm giác như khi còn ở trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp con có cảm giác được bảo vệ an toàn và ngủ ngon hơn.

Việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh còn tạo cho bé cảm giác an toàn như khi còn ở trong bụng mẹ

Việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh còn tạo cho bé cảm giác an toàn như khi còn ở trong bụng mẹ

Đảm bảo cho bé môi trường ngủ tốt nhất

Điều kiện môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình cũng như giúp bé ngủ ngon hơn thì mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Giảm độ sáng của đèn.
  • Hạn chế tiếng ồn và các âm thanh lớn.
  • Có thể dùng máy tạo tiếng ồn trắng trong phòng ngủ của bé.
  • Tránh các cử động đột ngột khi đang cho trẻ bú hay đang ru bé ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thường kéo dài từ 3 – 6 tháng đầu và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Trong các trường hợp đã qua 6 tháng mà bé còn dễ giật mình khi ngủ hoặc mẹ áp dụng cách chữa cho  trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình tại nhà không hiệu quả thì nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp dành cho bé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Trẻ sơ sinh