Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặt biệt là với trẻ sinh non thiếu tháng. Các mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh vàng da bao lâu thì hết và cách xử trí kịp thời các trường hợp vàng da nặng để tránh nguy cơ tổn thương não của trẻ.
Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh, khi nào thì trẻ hết vàng da và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ, cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng da thế nào.
Vàng da sơ sinh là tình trạng các vùng da của bé có màu vàng ở phần trên cơ thể như vùng mặt, ngực…, kết mạc và cả củng mạc (lòng trắng mắt). Đây là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ gặp phải là khoảng 60% ở trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ sinh non.
Vàng da sơ sinh gồm hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường không nguy hiểm, có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng vàng da bệnh lý lại có thể chuyển sang những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, dẫn đến trẻ sẽ tử vong hoặc bị di chứng não suốt đời.
Vàng da sinh lý là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da ở mức độ nhẹ, thường tình trạng vàng da xuất hiện sau sinh từ 2 – 3 ngày. Bé chỉ bị vàng da vùng mặt, cổ, ngực, vùng bụng phía trên rốn và không kèm theo các triệu chứng như gan lách to, thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ…
Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng là không quá 12mg% và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Vậy trẻ sơ sinh vàng da khi nào hết là điều mà các mẹ thường thắc mắc. Nếu trẻ bị vàng da sinh lý, tình trạng này có thể biến mất sau 1 – 2 tuần.
Vàng da bệnh lý là tình trạng da bị vàng xuất hiện sau sinh trong 1 – 2 ngày, bệnh tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều không chỉ ở mặt, mắt mà còn lan đến cánh tay, bụng, chân và còn có thể có các triệu chứng như nôn trớ, bỏ bú, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý, tình trạng bệnh sẽ không hết sau 2 – 3 tuần, thậm chí có trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để khám và điều trị vì những trường hợp vàng da kéo dài có thể là dấu hiện cảnh báo các bệnh nguy hiểm về gan.
Bilirubin dư thừa là nguyên nhân chính khiến bé bị vàng da. Đây là sắc tố có màu vàng cam, được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ trong máu.
Thông thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin ra khỏi máu, sau đó sẽ được thải ra ngoài thông qua việc đi vệ sinh. Khi mẹ thấy phân của bé có màu vàng là do vi khuẩn oxy hóa bilirubin. Gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi khi mẹ đang mang thai. Sau khi bé chào đời, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu hoạt động nên sắc tố này sẽ tích tụ trong máu của bé và gây vàng da sơ sinh.
Còn với những trường hợp bé bị vàng da bệnh lý thì nguyên nhân có thể là do bệnh lý tán huyết (thiếu men G6PD, bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rhesus), hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, bé bị xuất huyết dưới da, nhiễm trùng bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (giãn đường mật, teo đường mật bẩm sinh).
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ có dấu hiệu như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, lòng trắng mắt có màu vàng.
Nước tiểu màu vàng sẫm thay vì nước tiểu không màu như của trẻ sơ sinh không mắc bệnh.
Phân màu nhạt trong khi phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc cam.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da mắt thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày sau khi sinh và có xu hướng thuyên giảm khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, mà không cần điều trị.
Với nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu ăn, như vậy bilirubin có thể bị đào thải ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất sau sinh trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Riêng hiện tượng vàng da bệnh lý, tình trạng bệnh vàng da kéo dài đến trên 1 tuần cho dù trẻ sinh đủ tháng hay đối với trẻ đẻ non trước 37 tuần thai, bệnh kèo dài trên 2 - 3 tuần .
Với những trẻ có nồng độ bilirubin ở mức cao, trẻ có thể có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng trước khi xuất viện sau khi sinh và vài ngày sau khi xuất viện, trẻ sơ sinh phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da (hoặc ít nhất là 8 đến 12 giờ).
Khi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ dẫn đến một số biến chứng nặng như bệnh não cấp do tăng bilirubin gồm các giai đoạn sau:
Chiếu đèn
Chiếu đèn là phương thức điều trị được sử dụng phổ biến, hiệu quả và an toàn nhất để làm giảm nồng độ Bilirubin gián tiếp trong máu và phòng ngừa bệnh não cấp do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu sau sinh. Phương pháp này có tác dụng chuyển bilirubin tự do thành bilirubin tan trong nước và thải ra ngoài qua đường niệu và đường mật xuống phân.
Thay máu
Được chỉ định khi vàng da nặng lan sang lòng bàn tay, bàn chân (< 1 tuần) kèm theo biểu hiện thần kinh hoặc mức Bilirubin máu tăng cao > 20 mg% kèm theo bắt đầu có biểu hiện thần kinh ( li bì, bú kém).
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.