Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Trẻ tự kỷ có hay cười không? Lời khuyên dành cho cha mẹ có con tự kỷ

Ngày 28/02/2023
Kích thước chữ

Hội chứng tự kỷ ở trẻ em đang ngày càng trở thành vấn đề 'nóng' trong xã hội hiện đại. Vậy trẻ tự kỷ có hay cười không? Những triệu chứng của trẻ tự kỷ là gì? khi nhận biết rõ được những biểu hiện này, cha mẹ sẽ sớm có những bước can thiệp kịp thời.

Trẻ tự kỷ có hay cười không là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cụ thể hơn về chủ đề này, đồng thời có đưa ra một số lời khuyên cho những phụ huynh để khiến cho cuộc sống của trẻ bị tự kỷ trở nên bình thường và ý nghĩa hơn.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có hay cười không? Lời khuyên dành cho cha mẹ 1 Hội chứng tự kỷ ở trẻ em đang ngày càng trở thành vấn đề “nóng” trong xã hội hiện đại

Tự kỷ là bệnh như thế nào?

Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ nhẹ đến nặng, bắt đầu khởi phát trước khi trẻ ba tuổi và kéo dài cho đến những năm sau trong cuộc đời, thậm chí có thể là suốt đời.

Trẻ tự kỷ thường có nhiều khiếm khuyết, bao gồm khiếm khuyết về tương tác xã hội, phát triển hành vi và ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, nói chuyện với những người xung quanh. Nhiều trường hợp còn kèm theo tăng động và trí tuệ kém phát triển.

Tự kỷ ở trẻ em được cho là một bệnh lý của não bộ vì hầu hết trẻ tự kỷ đều có rối loạn phát triển thần kinh do có một số gen bất thường. Đáng lo ngại, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ đã tăng lên trong những năm gần đây, xảy ra ở 1/100 trẻ. Bé trai có khả năng mắc tự kỷ cao gấp 4 đến 6 lần so với bé gái.

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ ở giai đoạn sớm

Để nhận biết trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở giai đoạn sớm, cha mẹ cần chú ý quan sát con và phát hiện qua các dấu hiệu sau:

  • Trẻ có sự bất thường, rối loạn ngôn ngữ: Đây cũng là một trong những triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết nhất. Trẻ thường chậm nói, giọng không biểu lộ cảm xúc, phát ra những âm thanh vô nghĩa. Một số trường hợp có thể nói ngọng, nói quá to.
  • Trẻ có các động tác kỳ lạ, hành động lặp đi lặp lại như đung đưa người, đi nhón chân, xoay người theo vòng tròn… Hoặc một số trường hợp trẻ có thể tự gây thương tích cho mình như: Tự cào mặt, bứt tóc, đánh vào cơ thể mình…
  • Trẻ tự kỷ có xu hướng thu mình lại, khó giao tiếp và có xu hướng tự cô lập mình với xã hội.
  • Cảm xúc của trẻ cũng thay đổi thất thường và khó nắm bắt. Con đột nhiên cảm thấy vui hay buồn bất chợt. Đôi khi còn có những hành động mất kiểm soát và chống lại những thay đổi xảy ra xung quanh.
  • Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn và dễ bị giật mình. 
  • Trẻ tự kỷ cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi tiếp xúc với môi trường mới. 
  • Ngoài ra, một số trẻ tự kỷ có nhiều kỹ năng đặc biệt như khả năng ghi nhớ, làm toán, bắt chước...

Trẻ tự kỷ có hay cười hay không?

Với những biểu hiện trên của trẻ tự kỷ khiến nhiều bậc cha mẹ tự đặt ra câu hỏi “Trẻ tự kỷ có hay cười không?”. Nụ cười của một đứa trẻ được cho là quý giá và hồn nhiên nhất, và khi hạnh phúc,con sẽ phát ra tiếng cười thoải mái, đáng yêu.

Theo các chuyên gia, xét ở góc độ hành vi, nụ cười có liên quan đến hai yếu tố, bao gồm nét mặt và hướng nhìn về phía người khác. Tuy nhiên, hầu hết trẻ mắc hội chứng tự kỷ đều bị thiếu hụt cả hai yếu tố này nên thực tế là trẻ tự kỷ thường rất ít khi cười.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có hay cười không? Lời khuyên dành cho cha mẹ 2 Trẻ tự kỷ có hay cười hay không?

Một nghiên cứu của Đại học California, Davis (Mỹ) cho thấy những đứa trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói và cười khi được 6 tháng tuổi có nhiều khả năng mắc chứng tự kỷ. Đặc biệt, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng trên 80% trẻ tự kỷ có vấn đề về giao tiếp. Vì vậy, hiện tượng trẻ ít cười cũng được xếp vào một trong những dấu hiệu sớm của hội chứng tự kỷ ở trẻ.

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ có xu hướng cười trong những tình huống kỳ lạ, không thích hợp, và cha mẹ đôi khi không giải thích được nụ cười của con mình. Trẻ có thể cười nhẹ nhàng, khúc khích hoặc ré lên trong tình huống bất kỳ.

Qua những nghiên cứu lâu dài về tiếng cười ở trẻ tự kỷ, các nhà khoa học nhận thấy trẻ tự kỷ có tiếng cười khác so với những trẻ bình thường. Ở trẻ bình thường sẽ có 2 kiểu cười cơ bản: Cười không phát ra tiếng và cười phát ra tiếng. Nhưng đối với trẻ tự kỷ, dường như chỉ có một kiểu cười duy nhất, đó là cười phát ra tiếng. Tiếng cười của trẻ tự kỷ không bao giờ bắt đầu từ sự gượng ép mà được biểu hiện theo cách chân thật từ bên trong của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không cần cố gắng kiểm soát tiếng cười của trẻ mà hãy để con tự do, thoải mái, vui vẻ với điều đó.

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

Phát hiện sớm các triệu chứng ở trẻ tự kỷ giúp cha mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu trong gia đình bạn có con mắc chứng tự kỷ, hãy chăm sóc tốt cho con bằng cách:

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Tăng cường bổ sung omega-3

Axit béo omega-3 chiếm 20% chất béo trong não bộ. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ omega-3 là rất quan trọng để phát triển trí não tối ưu ở trẻ. Không cung cấp đủ axit béo omega-3 trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh khiến trẻ dễ mắc chứng tự kỷ.

Đặc biệt từ 1 - 3 tuổi là giai đoạn “vàng” phát triển trí não của bé nên cha mẹ cần cung cấp đầy đủ DHA. Đây là dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn của trẻ tự kỷ. Các loại thực phẩm giàu omega-3 mà cha mẹ có thể bổ sung bao gồm cá thu, cá hồi, cá ngừ, rau chân vịt, súp lơ và cải xoăn.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có hay cười không? Lời khuyên dành cho cha mẹ 3 Phát hiện sớm các triệu chứng ở trẻ tự kỷ giúp cha mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Bổ sung vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ tự kỷ. Trong đó, cha mẹ nên lưu ý bổ sung những loại sau:

  • Vitamin E: Bảo vệ chức năng não và giảm căng thẳng. 
  • Vitamin D: Là chất xúc tác chủ yếu trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống phát triển thần kinh trong não bộ. Hấp thụ không đủ vitamin D có thể làm suy giảm khả năng duy trì và hình thành các kết nối thần kinh, từ đó làm suy giảm sự phát triển của não bộ. 
  • Kẽm: Có chức năng tăng cường hệ thống miễn dịch trong não, giúp trẻ tự kỷ kiểm soát tốt các xung động thần kinh. 
  • Vitamin B6: Thiếu vitamin B6 gây trầm cảm và suy giảm trí nhớ nên cần bổ sung đầy đủ cho trẻ tự kỷ. 

Hạn chế đồ ăn nhanh và hạn chế đồ uống có ga

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lạm dụng đồ uống có ga ở trẻ em sẽ làm chậm quá trình phát triển trí não, giảm chất lượng giấc ngủ và khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ.

Ngoài ra, ăn nhiều đồ ăn nhanh còn ảnh hưởng tiêu cực đến trí não của trẻ. Những em bé tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ thường đạt kết quả kém trong các bài kiểm tra đọc, viết, toán và khoa học. Vì vậy, để cải thiện tình trạng của trẻ tự kỷ, cha mẹ nên loại bỏ thức ăn nhanh, đồ uống có ga ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ.

Dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc em bé

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Cha mẹ phải tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của bé cả về mặt dinh dưỡng và tâm lý.

Trong giai đoạn đầu đời, cha mẹ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc và chơi với bé. Việc tiếp xúc, trao đổi nhiều với cha mẹ và người thân trong những ngày đầu đời giúp bé phát triển tốt về mặt tinh thần và ngôn ngữ. Cha mẹ cùng chơi với con, dạy con các hoạt động và từ ngữ đơn giản để giúp con phát triển toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cha mẹ cần khi trả lời câu hỏi “Trẻ tự kỷ có hay cười không?” Nhận biết sớm các triệu chứng ở trẻ tự kỷ giúp có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời để trẻ phát triển bình thường. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ những cơ sở khám và điều trị trẻ tự kỷ uy tín để đưa bé đến thăm khám.

Ánh Vũ

Nguồn: Vinmec.com, Suckhoedoisong.vn, Hongngochospital.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.