Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tư thế ngủ đúng cho người suy giãn tĩnh mạch cải thiện tình trạng bệnh

Ngày 28/08/2022
Kích thước chữ

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bị mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và các mối quan hệ. Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch rất quan trọng, ngủ đúng có thể cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch khá phổ biến và có thể cải thiện tốt hơn qua chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ cũng như tập luyện hàng ngày, đặc biệt ở những người bị giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu.

Ngủ không đúng tư thế ảnh hưởng thế nào?

Tìm hiểu về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, bạn nên lưu ý một vài thói quen khi ngủ để tình trạng bệnh không trở nặng hơn, những mao mạch không nổi rõ và lan rộng trên da nữa.

Ngoài ra, việc áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch còn đem lại nhiều lợi ích, có giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, không còn bị những triệu chứng khó chịu mà giãn tĩnh mạch mang đến như:

  • Chuột rút bắp chân, đặc biệt là vào ban đêm gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
  • Vùng bắp chân, đầu gối, đùi bị đau nhức khó chịu.
  • Chân tay luôn có cảm giác ngứa ngáy như kiến cắn ở những vùng bị suy giãn tĩnh mạch.
  • Tê bì chân tay khi ngủ.

Những triệu chứng này sẽ ngày một tăng thêm nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch không được cải thiện, lâu dần sẽ dẫn đến mất ngủ kinh niên, tinh thần và cả thể trạng mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cải thiện tình trạng bệnh 1

Ngủ sai tư thế có thể khiến chân bị chuột rút, tê bì, đau nhức

Tư thế ngủ đúng cho người suy giãn tĩnh mạch

Ngủ nghiêng về bên trái đã được chứng minh là tư thế tốt nhất cho người bị giãn tĩnh mạch vì nó phân bổ áp lực đồng đều hơn giữa chân và hông, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

Các cơ quan nội tạng cũng có nhiều lợi ích khi áp dụng tư thế ngủ này. Máu lưu thông tốt giúp các cơ quan chức năng hồi phục và làm việc tốt hơn, giảm máu ứ đọng cho giấc ngủ nhẹ nhàng, khoan khoái. Sau khi ngủ dậy, bạn sẽ không cảm thấy đau mỏi hoặc nhức người như trước nữa.

Tuy nhiên khi áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch nằm nghiêng, bạn cũng nên linh hoạt đổi bên và chọn một chiếc gối êm ái để tránh đè lên tay trái quá lâu gây tê mỏi, đau nhức.

Để tăng hiệu quả và đảm bảo ngủ đúng tư thế, bạn có thể thử một số cách sau:

  • Duy trì tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái 30 phút rồi đổi bên khoảng 10 phút và nằm lại tư thế cũ.
  • Sử dụng thêm gối kê chân khi ngủ để làm giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
  • Đổi vị trí với người ngủ cùng để ngủ đúng tư thế cho người suy giãn tĩnh mạch tốt hơn.

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cải thiện tình trạng bệnh 2

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt là nằm nghiêng bên trái

Những câu hỏi thường gặp khi bị suy giãn tĩnh mạch

Ngoài thắc mắc tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch đúng thì nhiều người còn có một số câu hỏi về giãn tĩnh mạch cần được giải đáp như:

Người bị suy giãn tĩnh mạch không được đi bộ nhiều?

Quan niệm người bị suy giãn tĩnh mạch đi bộ nhiều sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn không đúng và cũng không có căn cứ khoa học. Nhiều người khi phát hiện mình bị suy giãn tĩnh mạch thì dừng hẳn hoặc hạn chế tối đa việc đi bộ hàng ngày vì không muốn bệnh nặng hơn khi máu dồn nhiều xuống chân.

Tuy nhiên sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Đi bộ là cách tập luyện nhẹ nhàng và rất phù hợp với những người bị suy giãn tĩnh mạch đấy. Vận động nhẹ nhàng, chuyển động của đôi chân giúp tăng cường lượng máu lưu thông đến chân, tốt cho tim mạch và hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh béo phì hiệu quả.

Đi bộ còn giúp hệ cơ chân được hoạt động dẻo dai hơn, ép chặt các tĩnh mạch đang phình ra, đẩy máu lưu thông về lại tim nhanh hơn, không bị ứ đọng ở chân gây nên tình trạng tê bì chân tay, chuột rút chân,… Vì vậy bạn nên đi bộ mỗi ngày đều đặn nhé.

Gác chân lên cao không tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Điều này hoàn toàn không đúng. Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch được chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thêm gối kê chân để máu dồn về tim tốt hơn, tránh đọng trong hệ thống tĩnh mạch làm thành mạch phình lớn, gây ra suy giãn tĩnh mạch.

Người suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu còn có thể sử dụng phương pháp kê cao chân hơn vị trí tim để cải thiện, hạn chế mạch máu nổi trên da lan rộng hơn đấy nên nếu bạn bị giãn tĩnh mạch thì nên chuẩn bị một chiếc gối hoặc dụng cụ kê chân chuyên dụng khi ngủ nhé.

Người bị giãn tĩnh mạch chân thì nên ngâm chân với nước ấm nóng

Đây cũng là một nhận định sai về suy giãn tĩnh mạch. Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi ngâm chân với nước ấm nóng sẽ làm thành tĩnh mạch giãn nở lớn hơn, tăng lưu lượng máu dồn xuống chân nhiều hơn và đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn đấy.

Người bị suy giãn tĩnh mạch có thể ngâm chân với nước mát lạnh để làm sạch, thư giãn nhưng ngâm với nước ấm nóng hay tắm nước nóng khi không thật sự cần thì nên cân nhắc kỹ nhé.

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cải thiện tình trạng bệnh 3

Người suy giãn tĩnh mạch nên ngâm chân với nước mát hoặc lạnh

Vớ ngăn tĩnh mạch có tác dụng với bệnh suy giãn tĩnh mạch không?

Rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu cũng như khảo sát diện rộng trên những người bị suy giãn tĩnh mạch đã và đang sử dụng vớ ngăn tĩnh mạch/vớ y khoa, tất cả đều chứng minh cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng vớ ngăn tĩnh mạch là có hiệu quả tích cực.

Loại vớ này siết chân hơn, tạo áp lực từ bên ngoài lên thành tĩnh mạch, từ đó ngăn máu ứ đọng khiến bệnh nặng hơn, thành mạch cũng được cải thiện đáng kể.

Như vậy tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cùng một số thắc mắc phổ biến về bệnh suy giãn tĩnh mạch đã vừa được giải đáp qua những thông tin trên. Khi phát hiện bản thân có triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám chính xác và có phương án thích hợp nhé. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm