Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tuần 25 của mẹ và thai nhi có sự những thay đổi gì?

Ngày 22/10/2022
Kích thước chữ

Giai đoạn thai nhi được 25 tuần cũng là giai đoạn cả mẹ và thai nhi có những thay đổi rõ rệt. Để biết rõ hơn về quá trình này hãy cùng đi tìm hiểu thêm về tuần 25 của mẹ và thai nhi.

Ở giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ rệt những sự thay đổi của con mình. Ở giai đoạn này thai phụ cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng sức khỏe cũng như việc đi lại để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy tuần 25 của mẹ và thai nhi sẽ có những đặc điểm gì?

Tuần 25 của mẹ và thai nhi thay đổi ra sao?

Sự phát triển của thai nhi 25 tuần 

Giai đoạn mang thai khiến cho mẹ bầu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, nhưng được chứng kiến sự lớn lên từng ngày của con trong bụng là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bà mẹ. Bước vào tuần thứ 25 của thai kỳ, cả mẹ và bé đều có những thay đổi rõ rệt. Lúc này tóc của bé dần phát triển và có thể làm quen với các phản xạ tự nhiên của cơ thể. 

Ở giai đoạn này, hệ thống dây thần kinh trong tai của bé cũng phát triển, bé có thể nghe thấy giọng nói của bố mẹ truyền từ bên ngoài và có thể phản ứng với những giọng nói đó bằng cách đạp bụng mẹ hoặc thay đổi tư thế,...

Trong giai đoạn tuần thứ 25, bé vẫn chưa quyết định tư thế chào đời của mình. Thường thì đầu bé vẫn nằm cạnh ngực của người mẹ, đồng thời hai bàn chân hướng xuống nhưng sang tuần tiếp theo thì bé sẽ sớm thay đổi tư thế để chuẩn bị chào đời.

Thai nhi đã có thể hít được nước ối do lỗ mũi và mũi đã bắt đầu làm việc, giai đoạn này cũng là giai đoạn để thai nhi tập hít thở. Động tác cầm, nắm tay của bé cũng trở nên linh hoạt hơn. Và các nếp gấp tại lòng bàn tay cũng xuất hiện từ chính giai đoạn này.

Tuần 25 của mẹ và thai nhi có sự những thay đổi gì? 1 Nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt của thai nhi trong giai đoạn thứ 25

Sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn tuần thứ 25

Ở giai đoạn tuần thứ 25, mẹ bầu có nhiều thay đổi cả về thể trạng lẫn tinh thần. Cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên, cùng với đó là kích thước thai nhi ngày một lớn dần khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó khăn trong việc đi lại. 

Ở giai đoạn này, thay vì rụng tóc thì tóc mẹ bầu sẽ trở nên dày hơn do nội tiết tố thay đổi. Một tình trạng mà mẹ bầu hay gặp phải trong giai đoạn này chính là hội chứng không yên. Hội chứng này làm cho mẹ bầu có cảm giác như bị kiến bò hoặc bị châm chích ở tay và chân, khiến mẹ bầu phải hoạt động liên tục để giảm đi cảm giác đó. Thông thường thì triệu chứng này sẽ tự khỏi sau khi mẹ bầu sinh khoảng 4 tuần, để khắc phục tình trạng này mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm và bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Thông thường khi mang thai ở tuần thứ 25, mẹ bầu sẽ hay gặp phải tình trạng bị trĩ. Nguyên nhân của tình trạng này là do kích thước cũng như cân nặng của thai nhi ngày một lớn lên khiến cho số đo vòng bụng cũng tăng lên, tạo áp lực lên tĩnh mạch của vùng chậu. Với người bình thường, trĩ đã rất khó chịu thì với mẹ bầu tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn, mẹ bầu sẽ cảm thấy bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và với những trường hợp nặng thì cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.

Tuần 25 của mẹ và thai nhi có sự những thay đổi gì? 2 Giai đoạn thai nhi tuần thứ 25 khiến mẹ bầu gặp không ít khó khăn

Ngoài ra một số triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, hội chứng ống cổ tay,... đều là những tình trạng phổ biến mà mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn tuần thứ 25. Tất cả những biểu hiện đó đều thể hiện sự thay đổi trong cơ thể người mẹ, khiến mẹ bầu mệt mỏi và gặp rất nhiều khó khăn.

Một số lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thứ 25

Tuần 25 của mẹ và thai nhi đều có những biểu hiện khác hơn so với bình thường. Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, cũng như để bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh thì mẹ bầu cần chú ý một số điều sau đây:

  • Khám đúng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi được tình trạng của thai nhi trong bụng.
  • Chú ý đi lại cẩn thận không nên đi giày quá cao vì sẽ khiến mẹ bầu bị vấp ngã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
  • Không nên quá căng thẳng, thường xuyên tập luyện thể dục, ăn uống lành mạnh.
  • Bổ sung thêm các kỹ năng, kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh để có thể sẵn sàng đón bé chào đời,...

Tuần 25 của mẹ và thai nhi có sự những thay đổi gì? 3 Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề trong giai đoạn thai nhi tuần thứ 25

Được xem là một giai đoạn quan trọng, vì vậy tuần 25 của mẹ và thai nhi đều cần phải được chăm sóc, quan tâm đặc biệt. Để bé sinh ra được khỏe mạnh, để mẹ bầu có một sức khỏe thật tốt hãy chú ý và quan tâm nhiều hơn nữa để cả mẹ và bé đều có cảm giác được yêu thương và chăm sóc.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin