Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST): Những câu bệnh nhân nên hỏi đội ngũ chăm sóc y tế

Ngày 13/05/2022
Kích thước chữ

Đôi khi bạn chưa kịp chuẩn bị tinh thần, câu hỏi cũng như những hiểu biết về căn bệnh mắc phải để trao đổi chuyên sâu, giải đáp các thắc mắc cùng đội ngũ chăm sóc y tế. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm thấy các câu hỏi thích hợp, giúp hiểu hơn về chẩn đoán, kế hoạch điều trị và chăm sóc toàn diện của bệnh u mô đệm đường tiêu hóa (GIST).

Trong điều trị bệnh, việc thường xuyên trao đổi với đội ngũ chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng để đưa ra các quyết định đúng đắn về việc chăm sóc sức khỏe của bạn. Dưới đây là các câu hỏi gợi ý giúp bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh và cách điều trị bệnh của mình.

Các câu nên hỏi sau khi nhận chẩn đoán

Sau khi nhận chẩn đoán khối u, nhiều bệnh nhân không giữ được bình tĩnh để sẵn sàng hỏi bác sĩ chuyên môn sâu và rõ hơn về bệnh. Một số câu hỏi dưới đây sẽ là gợi ý cho người bệnh hoặc người thân đặt cho bác sĩ:

  • Vị trí của khối u ở đâu?
  • Bác sĩ có thể giải thích kết quả giải phẫu bệnh (kết quả các xét nghiệm) với tôi không?
  • Tôi có nên làm xét nghiệm kiểm tra về đột biến gen không?
  • Mức độ xâm lấn của khối u?
  • Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi một bác sĩ chuyên khoa về GIST được không?
U mô đệm đường tiêu hóa (GIST): Những câu bệnh nhân nên hỏi đội ngũ chăm sóc y tế 1 U mô đệm đường tiêu hóa: Vị trí khối u ở đâu?

Các câu hỏi về lựa chọn điều trị và kiểm soát các tác dụng phụ

Lựa chọn điều trị là vấn đề quan trọng mà bạn cần trao đổi kĩ càng và có suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã sẵn sàng trước những khó khăn mà tác dụng phụ của thuốc, phương pháp điều trị gây ra. Một số câu hỏi bao gồm:

  • Tôi có các lựa chọn điều trị nào?
  • Các thử nghiệm lâm sàng nào phù hợp với tôi? Chúng được tiến hành ở đâu và làm thể nào để tôi có thể tìm hiểu thêm về chúng?
  • Bác sĩ giới thiệu cho tôi kế hoạch điều trị nào? Vì sao?
  • Mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị là gì? Nó sẽ loại trừ khối u, giúp tôi cảm thấy tốt hơn hay cả hai?
  • Các tác dụng phụ có thể gặp trong thời gian ngắn và lâu dài của phương pháp điều trị này là gì?
  • Tôi có cần phải bắt đầu trị ngay không?
  • Đội ngũ chăm sóc sức khỏe cho tôi gồm những ai, vai trò của mỗi người là gì?
  • Ai sẽ là bác sĩ điều trị chính cho tôi?
  • Việc điều trị này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của tôi như thế nào? Liệu tôi có thể làm việc, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động hằng ngày không?
  • Liệu việc điều trị này có tác động tới đời sống tình dục của tôi không? Nếu có thì như thế nào và kéo dài bao lâu?
  • Liệu việc điều trị này có tác động tới khả năng mang thai và sinh con của tôi không? Nếu có, tôi có nên trao đổi với bác sĩ sản trước khi điều trị không?
  • Nếu như tôi lo lắng về các chi phí của chăm sóc y tế, ai có thể hỗ trợ tôi?
  • Những dịch vụ hỗ trợ nào phù hợp với tôi và gia đình tôi?
  • Khi gặp khó khăn cũng như có các thắc mắc tôi có thể liên lạc với ai?
U mô đệm đường tiêu hóa (GIST): Những câu bệnh nhân nên hỏi đội ngũ chăm sóc y tế 2 Mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị là gì?

Các câu hỏi về phẫu thuật

Ngoài thời gian nằm viện, thời gian thực hiện phẫu thuật và chi phí, người bệnh cũng cần nắm rõ các thông tin liên quan khác qua câu hỏi:

  • Tôi sẽ được mổ theo phương pháp nào? Có cần cắt gì khác ngoài khối u không?
  • Mục tiêu của cuộc phẫu thuật là gì? Có cắt bỏ được toàn bộ khối u không?
  • Phẫu thuật sẽ diễn ra trong bao lâu?
  • Tôi sẽ nằm viện trong bao lâu?
  • Bác sĩ có thể mô tả cho tôi quá trình hồi phục sau phẫu thuật không?
  • Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, tôi có thể liên hệ với ai và khi nào?
  • Các tác dụng phụ kéo dài có thể có của phẫu thuật là gì?

Các câu hỏi về điều trị đích/TKIs?

Không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để tìm hiểu về các phương pháp điều trị, bao gồm điều trị đích. Vì vậy mà bạn cần trao đổi rõ hơn với đội ngũ chăm sóc y tế của mình:

  • Tôi có nên sử dụng imatinib trước phẫu thuật không? Liều như thế nào? Trong bao lâu? Sau phẫu thuật cần dùng bao nhiêu và bao lâu?
  • Các yếu tố nào xác định hiệu quả của imatinib là gì?
  • Tôi sẽ được điều trị tại bệnh viện, phòng khám hay điều trị ngoại trú (dùng thuốc ở nhà)?
  • Các tác dụng phụ có thể có là gì? Chúng sẽ được xử trí như thế nào?
  • Nếu có bất cứ tác dụng phụ nào tôi nên liên hệ với ai và khi nào?
  • Nếu imatinib không còn hiệu quả có thể dùng cách nào? Liệu tôi có thể dùng sunitinib không?
  • Nếu sunitinib không còn hiệu quả có thể dùng cách nào? Nếu điều đó xảy ra, tôi có thể dùng regorafenib không?
  • Có liệu pháp điều trị đích nào khác có hiệu quả không?
  • Tôi có thể dùng các dạng thuốc thường được kê đơn không?
U mô đệm đường tiêu hóa (GIST): Những câu bệnh nhân nên hỏi đội ngũ chăm sóc y tế 3 Tôi có thể dùng các dạng thuốc thường được kê đơn không?

Các câu hỏi về phương pháp xạ trị

Việc sử dụng các liều lượng phóng xạ được đo đếm thận trọng để điều trị nhiều bệnh ung thư được gọi là xạ trị. Tuy định nghĩa đơn giản nhưng người bệnh điều trị phương pháp này cần chuẩn bị các câu hỏi liên quan khác như:

  • Mục tiêu của phương pháp điều trị này là gì?
  • Tần suất mà tôi sẽ tiến hành xạ trị?
  • Các tác dụng phụ nào tôi có thể gặp trong khi điều trị?
  • Các tác dụng phụ kéo dài có thể có của việc điều trị này là gì?
  • Có thể làm gì để giảm các tác dụng phụ không?
  • Nếu có bất cứ tác dụng phụ nào tôi nên liên hệ với ai và khi nào?
  • Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi tiến hành xạ trị? Xạ trị có làm tôi đau hoặc khó chịu không?
  • Tôi cần làm gì để chuẩn bị sẵn sàng cho xạ trị? Khi xạ trị nên mặc quần áo loại nào, có cần cởi quần áo ra khi xạ trị không?

Các câu hỏi về kế hoạch theo dõi

Bên cạnh nhiều câu hỏi xoay quanh phương pháp điều trị, các tác dụng phụ thì kế hoạch theo dõi trong suốt thời gian trị bệnh cũng như sau đó cũng rất quan trọng. Giải đáp các câu hỏi này sẽ giúp tâm lý người bệnh an tâm, có niềm tin vào sự hỗ trợ của đội ngũ y tế:

  • Điều gì sẽ làm khối u tái phát? Tôi nên quan sát các triệu chứng hay dấu hiệu cụ thể gì?
  • Các tác dụng phụ kéo dài hoặc tác dụng phụ muộn gì có thể xảy rado quá trình điều trị của tôi?
  • Tôi sẽ cần những xét nghiệm gì và bao lâu một lần để theo dõi tình hình bệnh tật của mình?
  • Tôi có thể nhận được tóm tắt điều trị và kế hoạch chăm sóc sau điều trị để giữ làm hồ sơ sức khỏe cá nhân không?
  • Ai sẽ là người theo dõi cho tôi?
  • Các dịch vụ hỗ trợ nào cho những người còn sống sau ung thư phù hợp với tôi và gia đình tôi?

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) ở dạ dày là một bệnh lý hiếm gặp, nhưng nếu không được phát hiện để điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu bệnh để thăm khám.

Thùy

Nguồn tham khảo: Y học Cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin