Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ung thư phổi có di truyền không và tỷ lệ di truyền?

Ngày 11/03/2022
Kích thước chữ

Người thân của bạn bị ung thư phổi và bạn lo lắng liệu ung thư phổi có di truyền hay không. Vì thế hãy cùng về căn bệnh ung thư phổi cũng như tính di truyền của nó qua bài viết này.

Trong các loại ung thư phổ biến ở nước ta thì ung thư phổi xếp thứ hai, chỉ sau ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vì thế nhiều người thắc mắc ung thư phổi có di truyền hay không, hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Ung thư phổi có di truyền không và tỷ lệ di truyền 1

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Có nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi như chế độ ăn uống không điều độ, thói quen hút thuốc lá, lao động hoặc sinh sống trong môi trường bị nhiễm độc nước, không khí cộng với nếp sống thiếu vệ sinh… Và di truyền cũng là một trong những tác nhân gây ung thư phổi.

Thông thường bệnh ung thư đều liên quan đến gen và có khả năng di truyền cho đời sau. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự thay đổi nhất định nào đó trong cấu trúc DNA (là thành phần cấu tạo nên gen di truyền) sẽ gây nên sự bất thường của các tế bào phổi. Vì thế khi trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi của đời sau sẽ cao hơn. Nguyên nhân là do sự kế thừa gen bất thường (đột biến gen) làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Lúc này trong cơ thể đời sau sẽ xuất hiện các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh hơn người bình thường, và trong những điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành ung thư.

Tỷ lệ di truyền của ung thư phổi

Ung thư phổi có di truyền không và tỷ lệ di truyền 2

Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi do di truyền chiếm khoảng 8%

Do khả năng kết hợp gen, tỉ lệ di truyền ung thư phổi sẽ tăng giảm phụ thuộc vào mức độ thân cận trong gia đình:

  • Người có cha mẹ, anh chị em hoặc con mắc bệnh ung thư phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 30 - 50%.
  • Những người họ hàng mắc ung thư phổi như cô, dì, chú, bác thì tỉ lệ di truyền ở khoảng 10 - 30%.
  • Phụ nữ có tỷ lệ di truyền cao hơn nam giới, và cao ở cả những người thường xuyên hút thuốc lá.

Với tỷ lệ này, số lượng bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi do di truyền có thể chiếm tỉ lệ lên tới 8%, đây là một con số không nhỏ nên cần lưu ý và quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng quá, điều quan trọng là cần tầm soát nguy cơ ung thư phổi hằng năm, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, đúng khoa học.

Cách tối ưu để tầm soát nguy cơ ung thư phổi

Ung thư phổi có di truyền không và tỷ lệ di truyền 3

Đến bác sĩ để tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt

Ung thư phổi do di truyền sẽ có biểu hiện sớm, thường gặp là khi bệnh nhân còn trẻ. Vì thế bạn hãy đi tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt, nếu có điều kiện thì nên đi mỗi năm một lần.

Ung thư phổi do di truyền sẽ có biểu hiện sớm vì thế những dấu hiệu có thể xuất hiện khi bệnh nhân còn trẻ. Vì thế nếu bạn nằm trong những trường hợp sau thì nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi:

  • Xuất hiện sớm những dấu hiệu như: Thở khó khăn, nặng nhọc, ho thường xuyên trong thời gian dài, sút cân một cách bất thường...
  • Tiền sử gia đình cùng huyết thống có hơn ba loại ung thư (bao gồm ung thư phổi, ung thư gan và ung thư tuyến tụy).

Để phát hiện sớm tế bào ung thư phổi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Chụp x - quang phổi thường quy: Có thể phát hiện các tổn thương khối u có kích nhỏ dạng nốt đơn độc với kích thước 1 cm.
  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp: Liều chụp được đặt ở mức 2 mSv (so với liều chuẩn 7 mSv), giảm nguy cơ tiếp xúc tia xạ so với những phương pháp chụp cắt lớp thông thường.
  • Nội soi phế quản bằng ánh sáng huỳnh quang: Giúp phát hiện sớm các tổn thương niêm mạc phế quản qua đó sinh thiết xác định có tế bào ung thư hay không.
  • Nội soi phế quản sử dụng nguồn sang NBI: Nhận diện sớm những vùng nghi ngờ tổn thương và sinh thiết niêm mạc để chẩn đoán xác định đó có phải tế bào gây ung thư không.

Đồng thời, khi biết gia đình bạn có tiền sử ung thư, bác sĩ sẽ lựa chọn sàng lọc thêm những thông số khác để kiểm tra như xét nghiệm máu tìm các chỉ dấu ung thư. 

Tuy nhiên theo những nghiên cứu, thì dưới 10% bệnh ung thư phát sinh là do các rối loạn từ bên trong cơ thể (do di truyền). Ngược lại có đến hơn 80% bệnh ung thư phát sinh là do liên quan đến yếu tố bên ngoài mà con người có thể thay đổi được như chế độ ăn uống, làm việc và sinh hỏa hằng ngày. Vì thế nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi thì nên thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng bổ sung các loại thực phẩm và thảo dược tốt cho phổi, giảm các bệnh hô hấp, đặc biệt là ưu tiên sử dụng những thực phẩm có khả năng ức chế tế bào ung thư ngay từ khi còn trẻ để hạn chế phát triển thành bệnh.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Ung thư phổi