Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống nước lá sen có tác dụng gì?

Ngày 12/08/2022
Kích thước chữ

Hầu hết các bộ phận của cây sen đều có tác dụng cho sức khỏe, nhưng ít ai biết được lá sen cũng có tác dụng này. Vì chỉ biết hạt sen, tâm sen là vị thuốc. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì?

Lá sen là nguyên liệu phổ biến trong dân gian, thường xuyên xuất hiện cùng với các chiếc bánh hay món ăn dân dã. Tuy nhiên, ít ai biết được lá sen cũng là vị thuốc không hề kém cạnh hạt sen hay tâm sen. Nếu ăn sen mà bỏ đi lá sen thì bạn đã lãng phí một nguồn dược liệu tốt. Trong Đông y, dùng lá sen để nấu nước hỗ trợ sức khỏe và điều trị một số bệnh. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì? Để biết tác dụng của nước lá sen, đừng bỏ qua bài viết này nhé. 

Giới thiệu về lá sen

Sen còn được gọi Hà Diệp và Liên Diệp, thuộc họ hoa súng. Sen là loài cây mọc tự nhiên hay được trồng tại các đầm lầy, ao hồ khắp các vùng miền từ Bắc vào Nam. Tỉnh thành có nhiều loại cây này nhất và được xem là xứ sở của sen ở nước ta là tỉnh Đồng Tháp - thuộc miền tây Việt Nam. 

Theo y học cổ truyền, các bộ phận của sen hầu hết đem đến công dụng chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe rất tốt. Từ tim, hoa, hạt và hiện nay còn phát hiện lá sen cũng có dược tính chữa bệnh không hề kém cạnh. 

Lá sen là bộ phận của cây sen mọc trồi lên khỏi mặt nước. Đặc điểm của lá là phần cuống lá dài, phía ngoài có gai nhỏ. Các phiến lá sen có hình khiên, đều to, đường kính khoảng từ 60 - 70cm tùy vào điều kiện sống. Nếu như vùng nước, thổ nhưỡng, điều kiện phù hợp thì lá sen rất tươi tất và to. 

Tổng quan về lá sen Giới thiệu về lá sen

Mặt trên của lá sen hơi nhám, thường có màu lục tro, không thấm nước. Còn phần mặt dưới của lá thì nhẵn bóng, có màu nâu nhạt với các gân nổi lên. Mỗi lá sen có khoảng 17 - 23 gân mọc lan tỏa theo hình nan hoa trên lá sen. Lá sen giòn, dễ bị vụn nát và có mùi thơm dễ chịu. 

Lá sen thường được thu hái quanh năm vì nhiều mục đích khác nhau, nhưng lá sen cho chất lượng với dược liệu tốt nhất để làm thuốc là vào tháng 7 - 9. Theo một số tài liệu Đông y thì lá sen thu hái tốt nhất chính là lúc cây sen mới nở hoa. 

Thành phần trong lá sen

Lá sen được săn đón và đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe bởi thành phần giàu dưỡng chất:

  • Lipid.
  • Natri.
  • Kali.
  • Protein.
  • Vitamin A.
  • Vitamin C.
  • Canxi.
  • Sắt.
  • Tannin: Là một polyphenol tự nhiên được tìm thấy trong thực vật. Hợp chất này có tính chống oxy hóa mạnh chống lại các gốc tự do, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 
  • Nuxifcrin: Thành phần chính trong lá sen, đem lại nhiều tác dụng điều trị bệnh. 
  • Roemerin.
  • Nonuxiferic.
  • Acid hữu cơ.
Thành phần trong lá sen Thành phần trong lá sen

Uống nước lá sen có tác dụng gì?

Tác dụng của nước lá sen ít được biết đến hơn các tác dụng từ tâm sen hay hạt sen. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng của nước lá sen:

  • Chữa mất nước: Đối với những người bị tiêu chảy mất nước, nếu không khắc phục kịp thời gây bất lợi cho cơ thể. Lá sen có thể cải thiện được tình trạng này. Bạn sử dụng lá sen non, tươi thái nhỏ rồi ép lấy nước rồi uống nhiều lần trong ngày.
  • Chữa mất ngủ: Trong lá sen có thành phần Pyridoxine, vì thế uống nước lá sen giúp an thần, thư giãn mạch máu. Từ đó, giúp bạn có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, dễ chịu hơn. 
  • Cầm máu, điều trị chảy máu cam: Quercetin và Flavonoid trong lá sen có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng tái tạo mạch máu bị tổn thương. Từ đó, giúp cầm máu, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng. 
  • Điều trị hạ huyết áp: Alkaloid trong lá sen có khả năng kiềm chế tăng huyết áp. Từ đó, giúp huyết áp được điều hòa và ổn định hơn.
  • Giảm cholesterol trong máu: Các hoạt chất trong lá sen có tác dụng chống co thắt cơ trơn, ức chế sự loạn nhịp tim, đồng thời còn giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, thành phần lá sen có kali và natri giúp ngăn ngừa mỡ máu, giảm cholesterol trong máu. 
Uống nước lá sen có tác dụng gì? Uống nước lá sen tươi có tác dụng gì?
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Thành phần kali trong lá sen dồi dào có tác dụng bảo vệ tim mạch, duy trì nhịp tim. Từ đó, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
  • Thanh nhiệt, giải độc gan: Các hoạt chất trong lá sen giúp mát gan, hỗ trợ gan giải độc loại bỏ độc tố, bảo vệ gan khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn.
  • Giảm cân: Hàm lượng calo và carbohydrate trong lá sen giúp dạ dày no lâu. Do đó, mà chị em cũng chọn nước lá sen để giảm cân.
  • Ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nhọt: Các chất trong lá sen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao nên có lợi trong chống ngứa, mụn nhọt, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Chữa tiêu hóa, bệnh dạ dày: Những người có bệnh về dạ dày, tiêu hóa uống nước lá sen giúp dễ chịu, ngăn ngừa táo bón, chống lại vi khuẩn gây hại.
  • Chữa đau mắt: Thành phần flavonoid có trong lá sen có tác dụng sát khuẩn, giảm đỏ và đau nhức ở mắt.

Lưu ý khi sử dụng nước lá sen

Sau khi giải đáp được nước lá sen có tác dụng gì thì có lẽ ai cũng muốn tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên này hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng dược liệu, mọi người cũng nên lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được sử dụng.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh không được uống nước lá sen.
  • Nếu dùng nước lá sen không đúng cách, về lâu dài gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, dẫn đến giảm ham muốn tình dục.
  • Đối với những ai có thể hàn không nên dùng nước lá sen lâu dài vì có thể sẽ gặp phải triệu chứng mệt mỏi, tim đập bất thường, giảm trí nhớ.
  • Tránh dùng nước lá sen thay nước lọc.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng.

Như vậy, những thông tin trong bài viết cũng giúp mọi người hiểu hơn về lá sen cũng như uống nước lá sen có tác dụng gì. Nước lá sen có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng hãy dùng đúng cách để chúng có lợi không thành hại nhé. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin