Vắc xin bạch hầu tiêm mấy mũi? Những điều cần biết về vắc xin bạch hầu
Ngày 27/10/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bạch hầu là một trong các bệnh nguy hiểm, cứ 5 trẻ mắc bệnh sẽ có 1 trẻ tử vong. Không chỉ vậy, bệnh bạch hầu còn xảy ra đối với nhóm trẻ lớn và người trưởng thành cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy vắc xin bạch hầu tiêm mấy mũi?
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae gây ra, bệnh có thể đe dọa tính mạng ở cả trẻ em và người lớn. Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, giúp bảo vệ bản thân và cả cộng đồng. Tuy nhiên vắc xin bạch hầu tiêm mấy mũi? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vắc xin bạch hầu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Vắc xin bạch hầu có mấy loại?
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp. Bệnh bạch hầu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe thậm chí là tử vong trong thời gian ngắn khoảng từ 6 - 10 ngày. Tiêm phòng vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có vắc xin đơn phòng bệnh bạch hầu mà chỉ mới có vắc xin phối hợp có thành phần kháng nguyên của bệnh bạch hầu như:
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng vắc xin bạch hầu gồm: Vắc xin 5in1 phòng bệnh bạch hầu - ho gà- uốn ván - Hib - viêm gan B, vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván, vắc xin bạch hầu - uốn ván.
Vắc xin bạch hầu tiêm mấy mũi cho người lớn và trẻ em là thắc mắc của nhiều người. Hầu như không có trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin bạch hầu, trừ trường hợp người tiêm có phản ứng nặng với vắc xin có cùng thành phần ở lần tiêm trước hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Tiêm vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em
Vắc xin bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, tổng các mũi tiêm là 4 mũi trước khi trẻ 2 tuổi, trong đó 3 mũi đầu tiên tiêm vào thời điểm trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi và thêm 1 mũi nhắc lại vào thời điểm trẻ được 18 tháng tuổi. Đối với chương trình tiêm chủng dịch vụ, trẻ em trong giai đoạn từ 4 - 6 tuổi có thể tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin 4in1 phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt.
Tiêm vắc xin bạch hầu cho người lớn
Đối với trẻ độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ đang mang thai ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ mà có tiền sử tiêm đủ lịch tiêm vắc xin bạch hầu trước đó thì có thể tiêm nhắc vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván. Cần tiêm nhắc 10 năm một lần để giúp cơ thể duy trì kháng thể lâu dài. Trong trường hợp người lớn chưa từng tiêm vắc xin bạch hầu hoặc không rõ lịch sử tiêm phòng thì lịch tiêm sẽ là 3 mũi, cụ thể 2 mũi đầu tiên sẽ cách nhau 1 tháng và mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 6 tháng.
Vắc xin bạch hầu nên tiêm khi nào?
Việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu là vô cùng cần thiết để phòng ngừa bệnh cho bản thân, gia đình và xã hội. Tùy từng đối tượng và lịch sử tiêm phòng sẽ có lời giải đáp cụ thể về vấn đề bệnh bạch hầu tiêm mấy mũi. Bên cạnh đó, thời điểm tiêm phòng vắc xin bạch hầu cũng vô cùng quan trọng. Trẻ em được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin bạch hầu trước khi 2 tuổi, tổng số mũi tiêm là 4 mũi và bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi. Đối với người lớn đã hoàn thành phác đồ tiêm cơ bản thì nên tiêm mũi nhắc lại mỗi 10 năm một lần. Riêng đối với người chưa từng tiêm phòng hoặc không rõ lịch sử tiêm phòng thì nên hoàn thành 3 mũi tiêm cơ bản.
Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin bạch hầu
Bất kỳ loại vắc xin nào kể cả vắc xin bạch hầu sau khi được tiêm vào cơ thể cũng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Mặc dù vậy nhưng các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và biến mất sau vài ngày. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin bạch hầu mà bạn cần lưu ý như: Đau kèm sưng đỏ tại vị trí tiêm, ớn lạnh, sốt nhẹ, đau đầu, cơ thể nhức mỏi, chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim nhanh, phát ban, chán ăn hoặc quấy khóc đối với trẻ em.
Cũng có một số trường hợp xuất hiện các phản ứng nặng sau tiêm, hiếm gặp xảy ra ở trẻ em như trẻ khóc liên tục trong khoảng 3 giờ đồng hồ hoặc lâu hơn, sốt cao hơn 40,5 độ C hoặc xuất hiện các cơn động kinh, co giật. Trong trường hợp này cần đưa người tiêm đến cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi.
Tiêm phòng bệnh bạch hầu ở đâu?
Bệnh bạch hầu có thể được điều trị nếu phát hiện sớm, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng trở nên trầm trọng có thể khiến người bệnh tử vong nhanh. Vì vậy dù trẻ em hoặc người lớn thì cũng nên tiêm phòng vắc xin bạch hầu để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Vắc xin bạch hầu tiêm mấy mũi sẽ phụ thuộc vào từng người, từng độ tuổi và tiền sử tiêm phòng. Tuy nhiên nên tiêm phòng bệnh bạch hầu ở đâu?
Bạn có thể thực hiện tiêm phòng tại các trung tâm y tế dự phòng tại địa phương hoặc các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng. Hiện nay, tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu cũng đã có các gói vắc xin liên quan đến bệnh bạch hầu, bạn có thể đến Trung tâm để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng nhé.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh vì vậy việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu là phương pháp phòng tránh bệnh tốt nhất. Vắc xin bạch hầu tiêm mấy mũi đã được giải đáp trong bài viết. Hy vọng thông qua bài viết này bạn và gia đình hiểu rõ hơn về vắc xin bạch hầu cũng như tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng bằng cách tiêm phòng vắc xin bạn nhé.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.