Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

Ngày 07/11/2017
Kích thước chữ

Vi khuẩn Hp (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori) là loại vi khuẩn có trong dạ dày. Nhiều người thắc mắc vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không? 1. Tìm

Vi khuẩn Hp (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori) là loại vi khuẩn có trong dạ dày. Nhiều người thắc mắc vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

1. Tìm hiểu về vi khuẩn Hp

Hp (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn cơ hội. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người và sinh sống trong đường tiêu hóa. Khi vi khuẩn Hp đi vào cơ thể, nó gây tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày – tá tràng và làm tăng lượng acid trong dạ dày. Sau một thời gian, lúc vi khuẩn Hp đã bào mòn lớp chất nhầy vừa đủ thì acid sẽ thấm vào dạ dày rồi gây ra những vết viêm loét. Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không? Đối với một số người, thì vi khuẩn Hp có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không?
Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn Hp. Đây được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm, bệnh loét dạ dày – tá tràng và là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp điều trị diệt khuẩn Hp trong bệnh viêm, loét dạ dày-tá tràng đang đối mặt với nhiều thách thức mà nguy cơ thất bại rất cao

2. Vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy hiểm không – kẻ sát nhân giấu mặt

Hp là một loại vi sinh vật rất phức tạp và có khả năng thích ứng đáng kinh ngạc, nó có thể tồn tại ngay cả trong môi trường đầy khắc nghiệt của dạ dày. Vi khuẩn Hp tạo ra một loại enzyme phá vỡ U-rê có trong dạ dày thành carbon dioxide và ammoniac, gọi là “urease”. Chính điều này gây ra chứng ợ hơi và hôi miệng, chẳng những thế nó còn vô hiệu hóa hiệu ứng axit hóa của axit clohidric (HCl).

HCl cần thiết cho việc tạo ra môi trường có tính acid trong dạ dày, giúp tiêu hóa protein và ion hóa các kháng chất. Điều này cũng giúp kích thích xản xuất mật từ túi mật để chuyển hóa chất béo trong ruột non. Nếu quá trình trên không diễn ra thuận lợi thì cơ thể có nguy cơ bị thiếu máu, bệnh tuyến giáp, loãng xương và tự miễn dịch.

Sự tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày là do sự kích thích của thực phẩm và vi sinh vật. Hp làm giảm khả năng của dạ dày tiết ra niêm dịch và kích thích niêm mạc dạ dày. Khi lớp chất nhầy bị bào mòn thì sẽ xảy ra hiện tượng viêm loét, gây ra những cơn đau dạ dày. Đây chính là cơ chế phát sinh của bệnh viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không? Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn gây ra những vấn đề khác như bệnh thiếu máu ác tính. Thiếu máu ác tính làm cho cơ thể mệt mỏi liên tục, khó thở, da xanh xao, lưỡi sưng và buồn nôn. Chẳng những thế, vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày.

Tóm lại, vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây ra những căn bệnh liên quan đến dạ dày và những bệnh lý nguy hiểm khác. Tuy nhiên, nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời thì vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát được những biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn Hp gây ra.

Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không?
Vi khuẩn Hp còn gây ra những vấn đề khác như bệnh thiếu máu ác tính

Người bệnh cần nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra bằng các biện pháp cơ bản sau:

  • Vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi
  • Tuyệt đối tuân thủ việc điều trị vi khuẩn Hp khi có chỉ định của bác sỹ
  • Đi khám và kiểm tra lại vi khuẩn Hp sau khi đã hoàn thành điều trị theo phác đồ của bác sỹ
  • Khi trong nhà có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, cần thận trọng theo dõi các thành viên khác trong gia đình
  • Tăng cường miễn dịch cơ thể bằng việc ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi và bổ sung vitamin C cho cơ thể

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau dạ dày