Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.
Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Thực tế là tư thế này có thể gây ra các vấn đề về dáng người, làm chậm sự phát triển của cơ thể trong việc kiểm soát và ổn định tư thế, đồng thời làm chậm phát triển các kỹ năng vận động. Do vậy, không nên để trẻ ngồi tư thế này.
Việc ngồi tư thế chữ W quá nhiều trong những năm phát triển cơ thể sẽ gây áp lực quá mức lên các khớp háng, gân kheo, cơ xoay trong và dây chằng gót chân, dẫn đến việc có thể gặp các vấn đề về dáng người sau này.
Tư thế ngồi chữ W có thể làm trật khớp háng, và đối với trẻ em đã có sẵn các bệnh lý về dáng người, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi các nhóm cơ chính bị gập hoặc co lại.
Các cơ bắt đầu thắt chặt và có thể khiến cơ bị ngắn lại vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng đến sự phối hợp, cân bằng và phát triển các kỹ năng vận động. Tư thế ngồi này mở rộng phần cơ nâng đỡ cơ thể, khiến việc chuyển trọng tâm ngồi, kiểm soát tư thế và giữ ổn định khi chơi, di chuyển và khi vươn người ra phía trước ít hơn so với các tư thế ngồi khác.
Mặc dù trẻ cảm thấy đây là tư thế ngồi thoải mái nhất, hãy ngăn chặn tư thế này càng sớm càng tốt. Nếu có thể, hãy lường trước để biết xem khi nào trẻ chuyển sang ngồi tư thế chữ W. Nếu bạn nhìn thấy trẻ ngồi tư thế này, hãy liên tục khuyến khích trẻ điều chỉnh sang tư thế ngồi khác, chẳng hạn như ngồi khoanh chân.
Cần đảm bảo rằng bạn khuyến khích trẻ ngồi theo các tư thế khác nhau để tránh việc trẻ cảm thấy gò bó. Bạn có thể đưa ra cho trẻ nhiều lựa chọn về tư thế ngồi để trẻ chọn ra giải pháp ngồi thay thế thoải mái nhất. Các tư thế ngồi giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ bao gồm ngồi khoanh chân (còn gọi là “đan chéo”), ngồi duỗi thẳng chân về phía trước và ngồi gập hai chân về một bên.
Điều quan trọng là bạn cần dạy và khuyến khích trẻ ngồi đúng tư thế khi ở nhà và giáo viên cũng cần khuyến khích trẻ ngồi đúng tư thế ở trường. Việc này có những tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển các kỹ năng nền tảng của trẻ.
Đối với tư thế ngồi gập hai chân sang một bên, hãy khuyến khích trẻ ngồi ở cả bên phải và bên trái để thúc đẩy sự phát triển song song. Cố gắng sử dụng các kiểu chuyển động và tư thế khác nhau mà đòi hỏi trẻ phải xoay thân và chuyển trọng lượng sang bên. Chẳng hạn như ngồi dựa vào ghế trong khi chơi, hoặc dựa vào bàn.
Như vậy, bạn cần tránh cho trẻ tư thế ngồi chữ W để cải thiện và thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã quen với tư thế ngồi chữ W, bạn sẽ khó có thể khiến trẻ từ bỏ kiểu ngồi này ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy để ý và nhắ nhở trẻ thường xuyên để trẻ sớm thay đổi thói quen có hại này.
Tuyết Linh
Nguồn tham khảo: Healthy Food Advice
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...