Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan
Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Đau khớp là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chỉnh hình hay bác sĩ đa khoa thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong đó, vị trí khớp thường gặp nhất là khớp háng, với tỷ lệ khoảng 148 trường hợp trên 100.000 người.
Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng viêm khớp gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng thường gặp nhất đó là đau khớp háng, thường đi kèm với dáng đi khập khiễng và giảm khả năng vận động của khớp háng.
Việc chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em phải tuân theo tiêu chuẩn, từ việc hỏi bệnh sử đến khám lâm sàng và các hình ảnh học hay xét nghiệm máu nếu cần thiết. Việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến sự phá hủy không thể đảo ngược được của khớp háng, đặc biệt là trong các trường hợp nhiễm trùng.
Các triệu chứng thường gặp của viêm khớp háng ở trẻ em là:
Các triệu chứng này sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng, đôi khi có kèm sưng đỏ khớp háng. Ngoài ra, các biểu hiện như đau đùi hoặc đau đầu gối ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu gợi ý viêm khớp háng.
Đồng thời, trẻ có thể có các dấu hiệu như sốt, vã mồ hôi ban đêm, sụt cân, điều đó có thể gợi ý bệnh lý toàn thân hoặc liên quan đến toàn thân.
Nếu viêm khớp háng ở trẻ em không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Nếu cơn đau nghiêm trọng khiến trẻ không thể đi lại, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Bác sĩ có thể cần xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc chụp MRI để tìm nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng, sau đây hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm khớp háng thường gặp ở trẻ em.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em, thường gặp ở độ tuổi từ 0 đến 4 tuổi. Tỷ lệ chiếm khoảng 1 đến 4 trường hợp trên 100.000 trẻ em mỗi năm.
Khi trẻ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn, ngoài các triệu chứng đau khớp háng, đi khập khiễng và hạn chế vận động khớp háng, trẻ có thể mệt mỏi hay sốt. Bên cạnh đó, ở trẻ nhỏ, cha mẹ các bé thường báo cáo rằng trẻ bú kém, khóc lớn đặc biệt là khi khớp háng bị gập (ví dụ như khi thay tã).
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn là do nhiễm khuẩn huyết. Tác nhân chính thường là do Staphylococcus aureus, các tác nhân từ đường hô hấp, Kingella kingae hay Escherichia coli.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là một tình trạng cấp cứu tuyệt đối, do đó phải được chẩn đoán nhanh chóng và điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ phá hủy chỏm xương đùi và tiêu đầu xương.
Viêm màng hoạt dịch thoáng qua
Viêm màng hoạt dịch thoáng qua không hoàn toàn là một bệnh mà là một triệu chứng. Về mặt sinh lý bệnh, đây là tình trạng tràn dịch khớp gây đau, thoáng qua, thường xảy ra sau một đợt nhiễm virus gần đây. Thường gặp ở trẻ từ 2 đến 10 tuổi, tỷ lệ khoảng 76 trường hợp trên 100.000 trẻ mỗi năm.
Triệu chứng chủ yếu của viêm khớp háng do viêm màng hoạt dịch thoáng qua là dáng đi khập khiễng, hạn chế chuyển động khớp háng đặc biệt là đau khớp háng khi ngồi lâu. Trẻ thường có dáng đi với các ngón chân hướng ra ngoài, có thể đi bằng đầu ngón chân hoặc đau đầu gối, đau đùi, và nặng hơn có thể không đi lại được.
Thông thường, viêm màng hoạt dịch thoáng qua sẽ tự giới hạn sau 5 đến 14 ngày. Trong hầu hết trường hợp chỉ cần giảm đau khi cần thiết và cho khớp nghỉ ngơi.
Bệnh Perthes
Đây là một trường hợp hoại tử chỏm xương đùi vô trùng ở trẻ em, gây ra bởi sự gián đoạn lưu lượng máu nuôi đến xương đùi, nguyên nhân gây gián đoạn vẫn chưa được hiểu rõ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi , nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ khoảng 29 trường hợp trên 100.000 trẻ.
Lâm sàng biểu hiện bởi tình trạng dáng đi khập khiễng cùng với giảm khả năng vận động khớp háng nhưng thường không đau. Điều trị thường bằng vật lý trị liệu và nghỉ ngơi trong giai đoạn đau cấp tính.
Viêm khớp tự phát thiếu niên
Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên (JRA), đây là tình trạng viêm khớp phổ biến nhất ở trẻ em. Thường gặp ở trẻ từ 2 đến 18 tuổi.
Nguyên nhân chính xác của JIA không được biết đến, tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin rằng đây là một bệnh tự miễn. Các yếu tố di truyền, môi trường đều có thể góp phần vào tiến triển của bệnh.
Hầu hết các trường hợp JIA đều nhẹ, nhưng các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng như tổn thương khớp hay đau mãn tính.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, còn các nguyên nhân khác có thể dẫn đến viêm hay đau khớp háng ở trẻ em như:
Viêm khớp háng ở trẻ em có thể biểu hiện qua các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Các triệu chứng này sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng, đôi khi có kèm sưng đỏ khớp háng. Ngoài ra, các biểu hiện như đau đùi hoặc đau đầu gối ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu gợi ý viêm khớp háng. Đồng thời, trẻ có thể có các dấu hiệu như sốt, vã mồ hôi ban đêm, sụt cân, điều đó có thể gợi ý bệnh lý toàn thân hoặc liên quan đến toàn thân.
Thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp háng ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm khớp:
Viêm khớp háng ở trẻ em có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, đặc biệt khi nguyên nhân là do nhiễm trùng hoặc viêm tạm thời. Với chăm sóc y tế phù hợp, nhiều trường hợp viêm khớp háng ở trẻ em có thể khỏi hẳn hoặc giảm triệu chứng đáng kể, giúp trẻ phát triển và vận động bình thường. Việc tuân thủ phác đồ điều trị và theo dõi thường xuyên là rất quan trọng để đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu viêm khớp háng ở trẻ em không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như phá hủy chỏm xương đùi, tiêu đầu xương, biến dạng khớp háng, trật khớp háng, mất vững khớp háng.
Viêm khớp háng ở trẻ em không thể phòng ngừa hoàn toàn, nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng bằng các biện pháp sau:
Hỏi đáp (0 bình luận)