Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau lưng là triệu chứng tiền kinh nguyệt khá phổ biến của chị em mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng chị em có biết vì sao mình thường đau lưng khi có kinh? Tình trạng này làm sao khắc phục? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, đau lưng,... là những biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt mà bất cứ chị em nào cũng có thể gặp phải.
Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng khi có kinh nguyệt, trong số đó có nguyên nhân liên quan đến một số bệnh lý phụ khoa.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng mà hầu hết chị em đều có thể gặp phải trong vòng một tuần trước kỳ kinh nguyệt và sẽ kết thúc khi kỳ kinh bắt đầu diễn ra.
Những triệu chứng phổ biến nhất của PMS bao gồm:
Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đặc trưng bởi các triệu chứng nghiêm trọng của PMS, từ đó gây ảnh hưởng cũng như cản trở không nhỏ đến cuộc sống của chị em.
Những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) thường bao gồm:
Khi bị đau bụng kinh, tử cung của phụ nữ co bóp nhiều hơn lúc bình thường, có thể gây ra tình trạng chuột rút dữ dội, đôi khi dẫn đến suy nhược. Có hai loại đau bụng kinh, bao gồm đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể gặp phải một trong các triệu chứng sau đây:
Đây là vấn đề nghiêm trọng hơn khi đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, đặc trưng bởi sự dịch chuyển của các mô tử cung ra bên ngoài tử cung.
Lạc nội mạc tử cung thường bao gồm các triệu chứng phổ biến nhất sau:
Nhìn chung, đau lưng do lạc nội mạc tử cung gây ra có thể khác so với đau lưng do hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt hay đau bụng kinh.
U xơ tử cung có thể gây ra những cơn đau dữ dội, trong đó có cả đau lưng khi có kinh nguyệt.
Những khối u xơ này có thể tự biến mất mà không cần điều trị, ngay cả những khối u xơ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Một số tình trạng cơ bản khác cũng có thể ảnh hưởng vùng lưng dưới của bạn khi đến kỳ kinh nguyệt, bao gồm:
Nếu thấy cơn đau thắt lưng ngày một nghiêm trọng hơn, tốt nhất chị em hãy nhanh chóng đến khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán cũng như có biện pháp điều trị phù hợp.
Đối với chứng đau thắt lưng nghiêm trọng trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, y học hiện đại có các biện pháp điều trị bao gồm việc dùng thuốc, liệu pháp bổ sung,...
Đây là phương pháp được chỉ định khá phổ biến đối với phụ nữ bị đau bụng kinh, bao gồm các phương pháp ngừa thai có sự kết hợp của cả estrogen và progesterone.
Nhìn chung, kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố sẽ làm giảm đáng kể mức độ nặng nề và đau đớn do hành kinh gây ra.
NSAID thường bao gồm các loại thuốc như ibuprofen, aspirin, naproxen… mang lại tác dụng giảm đau và viêm hiệu quả.
Đây là thủ thuật dùng điện cực để tạo ra các cú sốc điện đến da nhằm giải phóng endorphin – một chất có tác dụng giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Theo nghiên cứu, sự kết hợp giữa vận động đốt sống cổ, sử dụng nhiệt và TENS có thể giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể cơn đau thắt lưng mức độ trung bình và nặng nhất sau 3 - 4 chu kỳ điều trị hàng tháng.
Phương pháp châm cứu và bấm huyệt là liệu pháp bổ sung, tạo áp lực lên các vùng khác nhau của cơ thể để mang lại tác dụng giảm đau lưng khi có kinh cũng như thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
Biện pháp phẫu thuật có thể tiến hành trong trường hợp lạc nội mạc tử cung, mục đích là loại bỏ các mô tử cung gây triệu chứng khó chịu.
Bên cạnh các biện pháp điều trị đau lưng khi có kinh nêu trên, bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo chữa đau lưng khi hành kinh tại nhà như sau:
Các thói quen xấu, bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia càng khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng quá nhiều caffeine, chất béo và thức ăn mặn cũng góp phần làm cho các triệu chứng kinh nguyệt tồi tệ hơn.
Tốt nhất, tăng cường uống đủ nước, ăn nhiều rau, trái cây và bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm để làm giảm thiểu các triệu chứng của PMS, chẳng hạn như đau lưng dưới…
Thường xuyên tập thể dụng cũng kích thích cơ thể giải phóng endorphin tự nhiên, giúp giảm đau hiệu quả. Chỉ cần tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể của mình (bơi lội, yoga,...) nếu bạn không thể tập với cường độ cao hơn. Thực hiện các bài tập giúp giảm đau lưng khi đến tháng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này rất hiệu quả.
Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng là một cách giúp giảm đau hiệu quả đấy nhé. Việc đạt được cực khoái có thể giúp làm giảm chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt, đồng thời làm giảm cơn đau thắt lưng.
Bên trên là các chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau lưng khi có kinh cho các chị em. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để cập nhật các kiến thức tăng cường sức khoẻ, giảm mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt, buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt,...
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.