Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vì sao trẻ nghiện cắn móng tay? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ khi bắt gặp con mình có biểu hiện này. Trẻ bị nghiện cắn móng tay có thể là biểu hiện của một vấn đề về tâm lý nhưng cũng có thể chỉ là một thói quen xấu. Tình trạng này có thể gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể bắt gặp ở trẻ lớn.
Khi trẻ nghiện cắn móng tay, trẻ thường cắn móng tay liên tục mặc kệ sự nhắc nhở của người lớn. Lâu dần tình trạng này có thể khiến trẻ bị thương và khiến bố mẹ lo lắng. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn vì sao trẻ nghiện cắn móng tay và cách giải quyết nó.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ nghiện cắn móng tay. Ở trẻ nhỏ có thể do tò mò, thích khám phá tìm cảm giác lạ hay bắt chước hành vi của một ai khác. Còn trẻ lớn có thể do áp lực tâm lý. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra thỉnh thoảng trong vô thức như trẻ đang ngồi xem ti vi, khi làm bài kiểm tra hay đứng trước đám đông mà không gây tổn thương thì chúng ta không cần quá lo lắng.
Trong quá trình lớn lên, trẻ tiếp xúc dần với môi trường xung quanh, có những thứ làm trẻ thích thú nhưng cũng có những điều làm trẻ lo sợ. Vì đang tuổi lớn, tính cách cá tính nên ít khi chia sẻ với bố mẹ. Vì vậy khi căng thẳng hay áp lực trẻ có thể có biểu hiện cắn móng tay.
Đa số các trường hợp trẻ nghiện cắn móng tay chúng ta không cần quá lo lắng. Một vài trường hợp hiếm hoi, tình trạng này có thể là dấu hiệu báo động một vấn đề sức khỏe. Cần đưa con bạn đến gặp bác sĩ ngay nếu kèm theo các biểu hiện sau:
Khi trẻ đến gặp bác sĩ tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ khám cho xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Đa số tình trạng trẻ nghiện cắn móng tay không phải là biểu hiện do tổn thương một cơ quan nào đó của cơ thể mà chủ yếu là vấn đề về tâm lý.
Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan bởi lâu dần hành vi này có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Trẻ nên được gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt nhằm tránh những hậu quả thương tâm.
Đôi khi chúng ta quá bận rộn với công việc mà quên mất đi con cái. Trẻ gặp vấn đề mà không có ai chia sẻ dần dần sẽ có khả năng mắc các bệnh tâm lý và có biểu hiện qua hành vi cắn móng tay. Chúng ta không nên mắng trẻ ngay và ngăn cấm hành vi này khi bắt gặp mà nên tìm nguyên nhân đề giải quyết nó. Bởi đôi khi nếu chúng ta quá gay gắt trẻ sẽ có tâm lý phòng thủ, không chia sẻ và tình trạng trẻ cắn móng tay sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Điều chúng ta nên làm là làm bạn với trẻ và tìm hiểu xem dạo gần đây trẻ có gặp vấn đề gì phiền lòng không. Ví dụ như mới chuyển nhà đến một nơi ở mới, một trường học mới, bố mẹ cãi nhau hay bị ai đó bắt nạt hoặc gặp áp lực trong thi cử.
Đa phần ông bố bà mẹ khi nhìn thấy con có hành vi xấu này thường quát mắng. Điều này có thể khiến trẻ lo sợ vì nhiều khi trẻ cắn móng tay trong vô thức nên không biết vì sao lại bị mắng. Bởi vậy, sự trừng phạt là khá vô nghĩa.
Chúng ta nên kìm nén sự bực tức khó chịu, thay vào đó nên nhẹ nhàng nhắc nhở con rằng vừa rồi con cắn móng tay và đó là hành vi xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, con nên bỏ. Lúc đầu, trẻ có thể không nghe nhưng dần dần khi lớn lên bắt đầu nhận thức rõ hơn trẻ sẽ từ bỏ được thói quen này.
Nhìn chung, nếu trẻ cắn móng tay mà không có quá nhiều ảnh hưởng thì bạn có thể cắt móng tay cho trẻ gọn gàng, khuyên trẻ rửa tay bằng xà phòng đề hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, chúng ta có thể bôi một vài dung dịch có mùi khó chịu vào đầu ngón tay trẻ để khi cắn móng tay trong vô thức trẻ sẽ nhận ra và dừng lại.
Khi trẻ đang cắn móng tay trong vô thức như khi xem ti vi, lắng nghe ai đó kể chuyện, chúng ta có thể phân tán sự chú ý của trẻ bằng một hành động nào đó. Ví dụ như gọi con làm việc gì đó, hay nhờ con vừa xem ti vi vừa giúp bố mẹ làm việc nhà như lau bàn, nhặt rau…
Nhiều trẻ khi còn bé thường xuyên cắn móng tay trong vô thức, đến khi lớn lên ngón tay không được đẹp, xấu hơn bạn khác. Trẻ có thể bị trêu chọc và mong muốn được sự giúp đỡ từ bố mẹ.
Lúc này, trước tiên chúng ta nên lắng nghe cảm giác của trẻ khi bị bạn bè trêu chọc và hứa với trẻ rằng chúng ta yêu thương trẻ vô điều kiện dù trẻ có như thế nào. Điều này sẽ khiến trẻ thêm tự tin và động lực để từ bỏ thói quen xấu này.
Sau đó, chúng ta có thể gợi ý trẻ đọc một vài cuốn sách về thói quen và biện pháp khắc phục để trẻ biết vì sao trẻ nghiện cắn móng tay. Từ lí do, chúng ta sẽ cùng trẻ xây dựng kế hoạch để trẻ trở nên tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta nên có phần thưởng động viên trẻ để trẻ có thêm động lực cố gắng.
Để giúp trẻ loại bỏ thói quen xấu cắn móng tay chúng ta có thể tổ chức các buổi vui chơi ngoài trời, các trò chơi thể thao vừa giúp trẻ giải tỏa căng thẳng vừa giúp trẻ thêm tự tin, bớt lo sợ khi đứng trước đám đông.
Có thể trong nhiều trường hợp, chúng ta không tìm thấy nguyên nhân vì sao trẻ nghiện cắn móng tay. Và khi đó, mặc dù ta đã thử nhiều cách nhưng trẻ vẫn lặp lại thói quen này. Lúc này, bạn nên kiên nhẫn thử lại và động viên con cùng con cố gắng bởi để hình thành một thói quen xấu hay tốt cũng cần có thời gian.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn vì sao trẻ nghiện cắn móng tay và các biện pháp khắc phục. Hãy theo dõi website của nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều bài sức khoẻ bổ ích nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.