Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Phòng bệnh viêm da

Ngày 20/11/2022
Kích thước chữ

Viêm da mủ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, biểu hiện là làn da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí nguy hiểm hơn đó là để lại sẹo và ngứa trường kỳ, bài viết sau đây sẽ gợi ý cách điều trị hiệu quả nhanh chóng.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là loại bệnh lý nhiễm trùng da thường gặp vào thời tiết nắng nóng và xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 10 tuổi. Một tên gọi khác của loại bệnh lý này là bệnh nhiễm khuẩn da. Nếu không kịp thời điều trị sẽ rất nguy hiểm vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và rơi vào biến chứng tử vong. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị an toàn qua bài viết dưới đây nhé. 

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là danh từ chung để chỉ những phản ứng của da với các tác nhân bên ngoài thường gặp ở trẻ. Theo thống kê, bệnh viêm da trẻ sơ sinh là những bệnh liên quan trực tiếp đến cơ địa dị ứng. Nhiễm trùng da trẻ sơ sinh nếu biết cách điều trị có thể tự khỏi nhưng nếu không đúng cách có thể khiến bệnh nặng hơn. 

Hiện tượng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh Hiện tượng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh.

Vi khuẩn thường tập trung ở vùng thường xuyên đổ mồ hôi, vùng nhiều lông và lỗ chân lông. Trong điều kiện thuận lợi như suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, da bị ngứa, da ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Đối với trẻ sơ sinh vì da còn mỏng manh và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các loài vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào cơ thể gây viêm da mủ ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ ở trẻ hình thành do nhiều nguyên nhân chủ yếu vì có môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có thể phát triển. Bên cạnh đó còn do các lý do khách quan và chủ quan, cụ thể:

  • Làn da trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện, các lỗ chân lông còn nhạy cảm, khiến các tế bào da và bụi bẩn dễ trú ngụ.
  • Sức đề kháng trẻ còn non yếu, đặc biệt với trẻ có thể trạng yếu, còi xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Mẹ vệ sinh tắm rửa chưa đúng cách, khiến da bé bị nổi mẩn.
  • Dùng bỉm nhiều mà không thay sau khi trẻ đi vệ sinh xong, vi khuẩn từ nước tiểu và phân dễ dàng xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Môi trường bị ô nhiễm, ẩm ướt, nhiều khói bụi là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải tình trạng viêm da mủ.
Ga gối bẩn có thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi Ga gối bẩn có thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Chẩn đoán bệnh viêm da mủ ở trẻ

Biểu hiện lâm sàng của viêm da mủ ở trẻ đó là:

  • Da bé xuất hiện các mụn nước, bọng nước hoặc nốt mẩn đỏ trên người kèm theo mệt mỏi và sốt. Kích thước bọng nước bằng hạt đậu xanh, có khi bằng hạt đậu phộng.
  • Các bọng nước thường mềm, dễ bong tróc và gây ngứa rát, tổn thương làn da của trẻ. Đôi khi, mụn phỏng này liên kết với nhau thành các mảng rộng ở nhiều vùng trên cơ thể, sau khi bong tróc trên diện rộng càng khiến bé khó chịu và đau rát hơn.
  • Lúc đầu, bọng nước trong, sau 12 - 24h bọng nước trở nên đục và khiến da có mủ, sau 3 - 4 ngày bọng nước vỡ ra, đóng vảy tiết vàng sau đó vảy tiết bong, không để lại sẹo.
  • Vị trí viêm da mủ ở trẻ thường gặp là da đầu, xung quanh hốc tự nhiên, tứ chi hoặc có thể rải rác khắp người.
  • Tại nơi viêm da cơ địa, bệnh nhân có cảm giác ngứa, hiếm khi có cảm giác đau rát.
  • Có thể toàn thân bị sốt, mệt mỏi, hạch phụ cận sưng to,...
  • Trường hợp nặng, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh viêm da có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu và có thể là tử vong. 

Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có thể thấy:

  • Giai đoạn cấp tính: Mụn nước tập trung thành đám trên mặt da đỏ, phù nề, chảy nước và gây ngứa.
  • Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da ít phù hợp, bắt đầu khô và ít ngứa.
  • Giai đoạn mãn tính: Da dày, bong vảy, lichen hóa và vẫn bị ngứa.
Tình trạng da bước vào giai đoạn mãn tính Tình trạng da bước vào giai đoạn mãn tính.

Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Bệnh viêm da mủ ở trẻ cần được điều trị đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý, không nên dùng thuốc cho bé khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Với làn da mỏng manh, nhạy cảm dễ kích ứng nghiêm trọng hơn khi gặp phải tác nhân hóa học. Vì thế bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Để điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh, bác sĩ thường chỉ định một số thuốc theo dạng uống và bôi như sau:

  • Dung dịch yarish, million: Đây là thuốc màu có tác dụng khử trùng sạch các vết thương trên da.
  • Kháng sinh dạng bôi kết hợp cùng thuốc chống viêm: Phổ biến là Fucidin, Bactroban, Eosine,... giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và ngăn chặn tác động của chúng lên làn da.
  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Được dùng đến trường hợp bé bị viêm da mủ dạng viêm nang lông.
  • Kem dưỡng ẩm và làm mềm da: Được sử dụng để hạn chế tình trạng khô da, bong tróc và nứt nẻ da.
  • Bổ sung vitamin: Để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây hại khác. 
  • Sữa tắm thiên nhiên: Có thể kể đến như A Derina, Cetaphil, Saforelle,... với độ pH chuẩn và có công dụng diệt khuẩn tối ưu.
Thuốc bôi da trị viêm da mủ cho bé Fucidin Thuốc bôi da trị viêm da mủ cho bé Fucidin.

Phòng bệnh viêm da mủ ở trẻ bằng cách nào?

Để phòng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh, phụ huynh nên chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh cho bé hằng ngày, cụ thể:

  • Tránh mặc tã lót, quần áo có chất liệu dày, không có khả năng thấm mồ hôi.
  • Nên tắm cho bé mỗi ngày vào mùa hè và lau người, thay tã nhiều lần vào đông.
  • Những bé bị viêm da mủ chỉ cho dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Viêm da mủ ở trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể không bị ảnh hưởng nhiều đối với sức khỏe. Tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan tự ý chữa cho bé vì có thể tác động tiêu cực lên làn da của bé.
  • Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, phụ huynh nên lựa chọn những thực phẩm có nhiều vitamin, bổ dưỡng.
  • Giữ cho chăn mền của bé luôn sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với vi khuẩn. 

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng da khá phổ biến với trẻ nhỏ. Nếu không điều trị sớm trẻ có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng về ngoại hình, sức khỏe. Điều trị viêm da mủ bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi tại chỗ để giúp bé giảm ngứa, nhanh lành vết thương là một phương án tối ưu.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin