Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin

Viêm da cơ địa là thể viêm da rất ngừa mạn tính với nguyên nhân di truyền rõ rệt, thường khởi phát ở trẻ em và đi kèm với hen, viêm mũi. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị căn bệnh này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) trước đây gọi là chàm thể tạng hay chàm cơ địa là một bệnh da rất hay gặp, biểu hiện như khô da, ngứa và phát ban. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trẻ em dưới 2 tuổi. Khoảng 80% trẻ em bị ảnh hưởng bệnh này trước 6 tuổi. Tiến triển của bệnh rất dai dẳng và có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành, tỷ lệ hiện mắc ở thanh niên đến 26 tuổi vẫn là 5 – 15%.

Khoảng 230 triệu người trên thế giới bị viêm da cơ địa và tỷ lệ mắc bệnh suốt đời là > 15%. Chưa tìm ra phương pháp chữa trị cho bệnh viêm da cơ địa. Nhưng các biện pháp điều trị và tự chăm sóc có thể giảm ngứa và ngăn ngừa các đợt bùng phát mới. Ví dụ, bạn có thể tránh dùng xà phòng mạnh, dưỡng ẩm da thường xuyên và thoa kem hoặc thuốc mỡ.

Triệu chứng viêm da cơ địa

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ < 2 tuổi

Thường gặp ở trẻ 2 – 3 tháng tuổi.

Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành từng đám. Các mụn nước tiến triển qua các giai đoạn:

Giai đoạn tấy đỏ: Da đỏ, ngứa và có các mụn nhỏ li ti như hạt kê.

Giai đoạn mụn nước: Trên nền da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước bằng đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám dày đặc.

Giai đoạn chảy nước/xuất tiết: Các mụn nước vỡ ra, chảy nước (còn gọi là “giếng chàm”). Thương tổn tấy đỏ, phù nề rất dễ bội nhiễm.

Giai đoạn đóng vảy: Các dịch khô dần, đóng vảy tiết màu vàng nhạt. Nếu có bội nhiễm vảy dày màu nâu.

Giai đoạn bong vảy da: Vảy tiết bong để lại lớp da mỏng, dần dần bị nứt và bong ra thành các vảy da mỏng trắng. Da trở lại bình thường.

Vị trí hay gặp ở má, trán, cằm. Tuy nhiên có thể lan rat ay, chân, lưng, bụng,… có tính chất đối xứng.

Viêm da cơ địa ở trẻ em từ 2 – 12 tuổi

Hay gặp nhất là lứa tuổi từ 2 – 5 tuổi.

Thương tổn cơ bản là các sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác. Da dày, lichen hóa. Có thể gặp các mụn nước tập trung thành đám.

Vị trí thương tổn: Mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt, thương tổn ở hai bên hoặc đối xứng.

Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn

Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, một số khởi phát ở tuổi dậy thì, một số phát triển ở tuổi lớn hơn.

Thương tổn cơ bản gồm sẩn nổi cao hơn mặt da, rải rác hoặc tập trung thành đám. Có thể có một số mụn nước kèm theo nhiều vết xước do gãi.

Vị trí khu trú của thương tổn hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, cổ tay, vùng hậu môn sinh dục, núm vú,…

Những triệu chứng không điển hình

Ngoài những triệu chứng điển hình ở ba giai đoạn như đã mô tả, viêm da cơ địa có thể có các triệu chứng không điển hình. Các triệu chứng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, giai đoạn nào của bệnh.

Khô da.

Dấu hiệu vẽ nổi.

Viêm da lòng bàn tay, bàn chân.

Tác động của viêm da cơ địa đối với sức khỏe

Thông thường bệnh tiến triển qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính hay gặp ở viêm da cơ địa ở trẻ < 2 tuổi. Thương tổn chảy nhiều nước, phù nề, da đỏ, ngứa nhiều.
  • Giai đoạn bán cấp: Thương tổn giảm phù nề, giảm xuất tiết, khô hơn.
  • Giai đoạn mạn tính: Hay gặp ở trẻ > 10 tuổi, khoảng 50% số trẻ không khỏi bệnh và chuyển sang giai đoạn này. Thương tổn là các sẩn, các mảng da dày Lichen hóa, màu thâm, rất ngứa. Thương tổn khu trú nhưng dai dẳng, khó điều trị và có thể tồn tại đến già.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm da cơ địa

Các biến chứng của viêm da cơ địa bao gồm:

  • Bội nhiễm.
  • Chàm chốc hóa.
  • Trong một số trường hợp bội nhiễm hoặc chốc hóa không được điều trị kịp thời, có thể gây viêm cầu thận cấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm da cơ địa

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa rõ. Hầu hết bệnh nhân bị viêm da cơ địa có tiền sử gia đình rõ rệt bị ba bệnh dị ứng là viêm da, hen và viêm mũi dị ứng. Dưới đây là các yếu tố liên quan đến căn nguyên và sinh bệnh học của bệnh viêm da cơ đia.

Cơ địa dễ bị dị ứng;

Các tác nhân kích thích.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có chữa được không?

Viêm da cơ địa không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và duy trì chất lượng cuộc sống.

Xem thêm thông tin: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-da-co-dia-co-chua-duoc-khong-cach-dieu-tri-viem-da-co-dia-hieu-qua-60578.html

Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Độ tuổi nào mọi người dễ mắc viêm da cơ địa nhất?

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)