Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xử lý vết bỏng như thế nào để không bị sẹo?

Ngày 25/10/2022
Kích thước chữ

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khó tránh khỏi những lần sơ suất khiến cơ thể bị bỏng, gây đau rát và khả năng để lại sẹo. Nếu không biết cách chăm sóc vết bỏng ngay từ đầu thì vùng da bị bỏng có nguy cơ để lại sẹo co kéo, sẹo thâm. Vì thế, nhiều người không may bị bỏng sẽ rất lo lắng về tính thẩm mỹ của làn da khi sẹo hình thành. 

Sẹo bỏng sẽ khiến bạn mất tự tin khi diện những bộ đồ sexy hay khiến bạn ngại khi gặp gỡ mọi người. Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn một số cách để trị bỏng không để lại sẹo. Mời bạn đọc tham khảo nhé. 

Tại sao sẹo hình thành sau khi bỏng?

Khi bị bỏng, da rất dễ để lại sẹo. Đây cũng chính là bằng chứng cho thấy các tế bào bị tổn thương và dần chết đi. Lúc này, da sẽ sản sinh protein dạng sợi để tự phục hồi hay còn được gọi là collagen. Khi da lành lại, vùng da bị bỏng sẽ đổi màu, dày hơn và được gọi là sẹo. Tùy vào độ sâu của vết bỏng, các vết sẹo để lại có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số dạng sẹo do bỏng để lại như:

  • Sẹo phì đại: Thường có màu đỏ hoặc tím, xu hướng nổi lên bề mặt da, gây ngứa ngáy.
  • Sẹo co kéo: Thường làm căng da, cơ. Đôi khi vết sẹo co rút gân khớp gây khó khăn trong việc di chuyển.
  • Sẹo lồi: Tạo thành vết sưng bóng, có lông trên da. 

Xử lý vết bỏng như thế nào để không bị sẹo? 1

Khi bị bỏng, da rất dễ để lại sẹo

Xử lý vết bỏng như thế nào để không bị sẹo?

Khi bị bỏng nên xử lý, sơ cứu như thế nào để không bị sẹo? Điều trị bỏng đúng cách, đúng phương pháp sẽ giúp ngăn ngừa vết sẹo rất tốt. Nếu bạn thắc mắc không biết thực hiện sơ cứu chữa bỏng như thế nào thì bạn có thể áp dụng quy trình sau:

  • Rửa sạch vùng da bị bỏng với nước mát hoặc ấm từ 15-20 phút rồi để khô tự nhiên.
  • Sử dụng que vô trùng để bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương, giúp tránh nhiễm trùng. 
  • Che phủ vết bỏng bằng băng gạc rồi quấn băng xung quanh.
  • Giữ vùng da bị bỏng căng ra vài phút mỗi ngày để tránh vết bỏng kéo rút lại.
  • Nếu vết bỏng bị phồng rộp, nên đợi cho nó tự vỡ rồi cắt phần da chết hoặc tới bác sĩ lấy da. 
  • Khi vết bỏng đang lên da non bạn cần che chắn vùng da khỏi ánh nắng mặt trời, mặc quần áo dài tay, thoa kem chống nắng. Vì vùng da này rất nhạy cảm nên dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. 
  • Thăm khám thường xuyên để đảm bảo vết bỏng được xử lý, chữa lành đúng cách. 

Xử lý vết bỏng như thế nào để không bị sẹo? 2

Cần sử dụng kem chống nắng khi vết bỏng đang lên da non

Các cách giúp cải thiện tình trạng sẹo bỏng

Một số phương pháp điều trị sẹo bỏng, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau như: 

  • Liệu pháp Laser: Phương pháp này sử dụng tia UV để nhắm mạch máu trong các mô sẹo dư thừa, giúp làm giảm vết sưng tấy đỏ liên quan đến sẹo bỏng. Liệu pháp này cần được tiến hành bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xóa sẹo.
  • Tiêm steroid: Cơ chế hoạt động của thuốc tiêm này là giúp kháng viêm, giảm sự xuất hiện của vết sẹo phì đại, sẹo lồi. 
  • Phương pháp áp lạnh: Đây là phương pháp sử dụng nitơ lỏng để khiến các vết sẹo đang phát triển đóng băng. Phương pháp được sử dụng trên vết sẹo lồi, giúp làm mềm cấu trúc tăng sinh trước khi các vết sẹo hình thành trên bề mặt da, gây kém thẩm mỹ. 
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được áp dụng để điều trị sẹo bỏng nếu vết sẹo nổi trên bề mặt da, hoặc đối phó với sẹo co rút. Tuy nhiên, phẫu thuật là một phương pháp có tính xâm lấn cao nên sẽ không được áp dụng đối với một số người. Dựa trên những khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân có thể chọn phẫu thuật hay không. 
  • Vật lý trị liệu: Cải thiện chuyển động vùng bị co kéo sau khi bị bỏng, khuyến khích cơ thể vận động sớm sau khi vết bỏng lành để ngăn ngừa sẹo bỏng co kéo. 
  • Gel silicon: Đây là chất làm mềm sẹo, được sử dụng ở vết sẹo đang lành, không phải là vết thương hở giúp ngăn ngừa sẹo bỏng hiệu quả. Đây cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. 
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm không giúp điều trị sẹo nhưng nó cung cấp các dưỡng chất cho da, làm mềm các vết sẹo, qua đó ngăn ngừa sẹo bỏng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cần phải kiên trì, sử dụng liên tục trong khoảng 3 tháng và bôi khoảng 12 giờ/ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại kem dưỡng phù hợp với làn da và vết sẹo của mình. 
  • Sử dụng Hyalo4 Skin Gel: Với thành phần chính là axit hyaluronic giúp điều trị các tổn thương, kích ứng khi bị bỏng cấp độ 1, cấp độ 2, hỗ trợ làm lành vết thương rất hiệu quả. Khi Hyalo4 Skin Gel tiếp xúc với da sẽ tạo ra lớp màng tự nhiên chống lại sự ma sát và hút ẩm cho vết thương, giúp ngăn ngừa để lại sẹo bỏng. 

Xử lý vết bỏng như thế nào để không bị sẹo? 3

Hyalo4 Skin Gel tiếp xúc với da sẽ tạo ra lớp màng tự nhiên

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết cách làm thế nào để không bị sẹo bỏng đúng không? Ngoài ra, để vết bỏng nhanh lành, tránh nhiễm trùng, bạn không nên tự ý bôi mỡ trăn, kem đánh răng, dầu cá,... vào vết bỏng vì có thể khiến tình trạng bỏng trở nên trầm trọng hơn, khiến da bị sốc bỏng và để lại sẹo khó chữa.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin