Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Antithymocyte immunoglobulin (Thỏ)
Loại thuốc
Thuốc ức chế miễn dịch
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột pha tiêm 25mg.
Antithymocyte immunoglobulin (Rabbit) được chỉ định dùng trong các trường hợp:
Cơ chế tác dụng ức chế miễn dịch chưa rõ; dường như liên quan đến việc thanh thải các tế bào lympho T phản ứng với kháng nguyên ngoại vi (tế bào T) và điều chỉnh sự hoạt hóa, di chuyển và độc tế bào của tế bào T.
ATG (thỏ) chứa các kháng thể liên kết các thụ thể bề mặt tế bào T, bao gồm CD2, CD3, CD4, CD8, CD11a, CD18, CD25, CD44, CD45, HLA - DR, chuỗi nặng HLA lớp I và β 2- microglobulin.
Gây suy giảm mạnh tế bào lympho CD2, CD3, CD4, CD8, CD16, CD25 và CD45 trong vòng 24 giờ sau khi dùng liều đầu tiên.
Không hiệu quả để điều trị chống thải ghép theo cơ chế trung gian kháng thể (thể dịch).
Khởi phát tác dụng: sự suy giảm tế bào T thường được quan sát thấy trong vòng 1 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Sự giảm tế bào lympho có thể kéo dài trong ≥ 1 - 2 năm sau khi điều trị.
Nồng độ thuốc trong huyết tương trung bình 21,5 và 87 mcg/mL sau 4 - 8 giờ sau khi truyền lần lượt sau liều IV đầu tiên và cuối cùng, trong 7 - 11 ngày.
Thời gian bán thải: 2 - 3 ngày sau liều đầu tiên, có thể tăng sau khi dùng lặp lại.
Thuốc uống |
Sự tương tác |
Bình luận |
Thuốc ức chế miễn dịch |
Nguy cơ ức chế quá mức hệ thống miễn dịch và liên quan đến tính nhạy cảm với nhiễm trùng và các khối u ác tính, bao gồm cả ung thư hạch |
Cân nhắc giảm liệu pháp ức chế miễn dịch duy trì trong khi sử dụng đồng thời |
Vacxin |
Chưa có thông tin về an toàn của việc chủng ngừa bằng vắc-xin sống khi điều trị với ATG (thỏ) |
Tránh sử dụng vacxin sống ở những bệnh nhân vừa được tiêm ATG (thỏ) |
Sự kết hợp của thymoglobuline, heparin và hydrocortisone trong dung dịch truyền dextrose có thể gây kết tủa.
Antithymocyte immunoglobulin (Rabbit) chống chỉ định trong các trường hợp:
Người lớn
Phòng và điều trị thải ghép ở bệnh nhân cấy ghép thận (Liệu pháp cảm ứng):
Phòng và điều trị ghép ở bệnh nhân cấy ghép tim:
Liều 1 - 2,5 mg/kg/ngày trong 3 - 5 ngày sau khi ghép tim, tương ứng với liều tích lũy 3 - 12,5 mg/kg.
Điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS):
Liều 3,75 mg Antithymocyte immunoglobulin (Rabbit)/kg x 1 lần mỗi ngày trong 5 ngày.
Điều trị thiếu máu bất sản:
Liều 3,5 mg/kg x 1 lần mỗi ngày trong 5 ngày.
Điều trị thải ghép kháng steroid:
Liều 1,5 mg/kg/ngày trong 7 - 14 ngày sau khi ghép thận, tương ứng với liều tích lũy 10,5 - 21 mg/kg.
Trẻ em
Phòng và điều trị ghép ở bệnh nhân cấy ghép thận (Liệu pháp cảm ứng):
Liều 1,5 - 2,5 mg/kg một lần mỗi ngày trong 5 - 10 ngày.
Đối tượng khác
Bệnh nhân béo phì: Khuyến cáo sử dụng cân nặng lý tưởng để tính liều.
Bệnh nhân có bệnh về gan: Cần sử dụng thận trọng vì có thể trầm trọng thêm các rối loạn đông máu đã có từ trước. Theo dõi cẩn thận các thông số về huyết khối và đông máu.
Thuốc thường được sử dụng đồng thời với thuốc ức chế miễn dịch.
Liều đầu tiên nên được truyền tối thiểu trong 6 giờ, các liều tiếp theo nên được truyền trong tối thiểu 4 giờ.
Cân nhắc điều trị dự phòng với các thuốc kháng nấm và kháng sinh. Điều trị dự phòng kháng virus được khuyến nghị cho bệnh nhân có huyết thanh dương tính với Cytomegalovirus (CMV) tại thời điểm cấy ghép và cho bệnh nhân có huyết thanh âm tính với CMV sắp được nhận từ người hiến tặng có huyết thanh dương tính với CMV.
Hoàn nguyên: Pha 25 mg thuốc với 5 mL nước vô trùng pha tiêm để tạo ra dung dịch chứa 5 mg mL. Trước khi tiêm truyền cần pha loãng với NaCl 0.9% hoặc dextrose 5% để tạo dung dịch có nồng độ thích hợp (thường dùng nồng độ 5 mg/ml ) với thể tích 50 - 500 ml. Kiểm tra cảm quan sau khi pha. Để loại bỏ các cắn sau khi hoàn nguyên, nên lọc qua bộ lọc dòng cỡ 0,22 μm.
Khuyến cáo truyền tĩnh mạch vào tĩnh mạch dòng chảy cao; tuy nhiên, cũng có thể được dùng qua tĩnh mạch ngoại vi. Khi dùng qua đường tĩnh mạch ngoại vi, sử dụng đồng thời heparin và hydrocortisone trong dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% có thể giảm thiểu khả năng gây viêm tắc tĩnh mạch nông và huyết khối tĩnh mạch sâu.
Xem xét giảm liều nếu số lượng tiểu cầu từ 50.000 - 75.000 tế bào/mm3 hoặc nếu số lượng bạch cầu từ 2.000 - 3.000 tế bào/mm3.
Xem xét ngừng điều trị nếu giảm dai dẳng và nghiêm trọng số lượng tiểu cầu (< 50.000 tế bào/mm3) hoặc bạch cầu (< 2.000 tế bào/mm3).
Giảm bạch cầu (bạch cầu trung tính, lympho), giảm tiểu cầu, thiếu máu.
Sốt.
Nhiễm trùng hoặc tái phát nhiễm trùng.
Sốt giảm bạch cầu trung tính.
Run rẩy.
Nhiễm trùng huyết.
Đau cơ.
Tăng transaminase.
Bệnh ác tính, u bạch huyết (có thể do virus qua trung gian), u ác tính (khối u rắn).
Ngứa, phát ban.
Các phản ứng liên quan đến tiêm truyền (IAR).
Bệnh huyết thanh, hội chứng giải phóng cytokine (CRS), phản ứng phản vệ.
Rối loạn tăng sinh hạch bạch huyết.
Tăng bilirubin máu.
Antithymocyte immunoglobulin (Rabbit) chỉ nên được sử dụng bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong liệu pháp ức chế miễn dịch trong cấy ghép. Liều lượng thích hợp cho thymoglobulin có thể khác với liều lượng cho các antithymocyte globulin (ATG) khác, vì thành phần và nồng độ protein thay đổi tùy thuộc vào nguồn ATG được sử dụng.
Cần giám sát y tế chặt chẽ trong và sau khi truyền ATG (thỏ).
Hội chứng giải phóng cytokine
Hội chứng giải phóng cytokine nghiêm trọng (CRS), một phản ứng qua trung gian miễn dịch, do sự giải phóng các cytokine bởi các tế bào bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho hoạt hóa. CRS cấp tính, nặng có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, có thể tử vong.
Các phản ứng liên quan đến tiêm truyền (IAR)
Nguy cơ mắc các phản ứng liên quan đến tiêm truyền ( sốt, ớn lạnh, gay gắt, khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hạ/tăng huyết áp, khó chịu, phát ban, đau đầu); có thể xảy ra khi truyền lần đầu hoặc lần thứ hai trong một đợt điều trị.
Hội chứng CRS có thể xảy ra khi truyền với tốc độ nhanh.
Tuân thủ chặt chẽ liều lượng khuyến cáo và thời gian truyền có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của IAR. Ngoài ra, giảm tốc độ truyền có thể giảm thiểu nhiều phản ứng có hại này.
Nên điều trị bằng corticosteroid, acetaminophen hoặc thuốc kháng histamin một giờ trước mỗi lần truyền để giảm tần suất và cường độ của các phản ứng liên quan đến tiêm truyền.
Các biến chứng truyền nhiễm
Có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và tái phát nhiễm trùng (đặc biệt là cytomegalovirus [CMV]) và nhiễm trùng huyết khi sử dụng ATG (thỏ) kết hợp với nhiều thuốc ức chế miễn dịch. Nhiễm trùng cấp tính, nặng có thể gây tử vong. Nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận và điều trị dự phòng chống nhiễm trùng thích hợp.
Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ
Có thể gây phản ứng phản vệ nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Nếu xảy ra phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, cần ngừng truyền ngay lập tức và tiến hành điều trị thích hợp theo chỉ định.
Khối u ác tính
Có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ác tính (ung thư hạch, bệnh tăng sinh bạch huyết sau cấy ghép).
Ảnh hưởng trên huyết học
Có thể làm giảm số lượng tế bào T, giảm tiểu cầu, bạch cầu (bạch cầu trung tính, lympho) và có thể hồi phục nếu giảm liều. Theo dõi số lượng tế bào T, bạch cầu, tiểu cầu, xem xét điều chỉnh liều nếu cần.
Sự hình thành kháng thể
Có thể xuất hiện kháng thể kháng thuốc trong quá trình điều trị, kháng thể này có thể tồn tại đến 90 ngày sau điều trị. Sự hiện diện của các kháng thể không tương quan với sự thành công hay thất bại của việc điều trị. Ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trong quá trình sử dụng sau đó chưa được đánh giá.
Tiêm ngừa
Chưa xác định được tính an toàn của việc sử dụng vacxin sống giảm độc lực sau khi dùng ATG (thỏ). Việc chủng ngừa bằng vacxin sống giảm độc lực không được khuyến cáo ở những bệnh nhân mới điều trị với ATG (thỏ).
Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Khả năng gây nhiễu với xét nghiệm miễn dịch dựa trên kháng thể thỏ và với xét nghiệm độc tính tế bào kháng thể phản ứng chéo hoặc đối sánh. Thymoglobuline có thể ảnh hưởng các xét nghiệm ELISA.
Nguy cơ lây truyền các tác nhân truyền nhiễm
Các chế phẩm thuốc có nguồn gốc từ sinh học, động vật dù đã được xử lý cẩn thận nhưng cũng không loại trừ được khả năng này, khuyến cáo rằng mỗi khi sử dụng thymoglobuline cho bệnh nhân, tên và số lô của thuốc được ghi lại để thiết lập mối liên hệ giữa bệnh nhân và lô thuốc.
Sản phẩm thuốc chứa 4 mg natri mỗi lọ, tương đương 0,2% mức tiêu thụ tối đa hàng ngày của WHO là 2 g natri ở người lớn.
Chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.
Chưa có thông tin về việc thuốc có được phân phối vào sữa hay không; tuy nhiên, các globulin miễn dịch khác được phân phối vào sữa mẹ. Nên ngừng cho con bú hoặc ngừng dùng thuốc.
Do các tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian điều trị, cụ thể là hội chứng phóng thích cytokine, bệnh nhân không nên lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và độc tính
Quá liều Antithymocyte immunoglobulin (Rabbit) do sơ ý có thể gây ra giảm bạch cầu (bạch cầu trung tính, bạch cầu lympho) và giảm tiểu cầu.
Cách xử lý khi quá liều Antithymocyte immunoglobulin (Rabbit)
Đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Có thể kiểm soát bằng cách giảm liều.
Gọi để xin ý kiến của bác sỹ nếu lỡ quên liều.