Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Huyết áp thấp là áp suất của máu tác động lên thành mạch thấp hơn so với bình thường có thể có hoặc không gây ra triệu chứng trên bệnh nhân, nếu có triệu chứng thì thường là chóng mặt, ngất xỉu nặng hơn có thể đe dọa tính mạng. Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp thường đa đạng và cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đó.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp được xác định bởi lượng máu tim bơm đi và lực cản trở dòng máu trong lòng động mạch. Đơn vị đo huyết áp được tính bằng milimét thủy ngân (mmHg). Nó có hai số:

Huyết áp tâm thu: Số đầu tiên (phía trên) là áp lực trong động mạch khi tim đập.

Huyết áp tâm trương: Số thứ hai (dưới cùng) là áp suất trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ phân loại huyết áp lý tưởng là bình thường. Huyết áp lý tưởng thường thấp hơn 120/80 mmHg. Huyết áp thấp thường được coi là chỉ số huyết áp thấp hơn 90 mmHg đối với huyết áp tâm thu hoặc 60 mmHg đối với huyết áp tâm trương.

Triệu chứng huyết áp thấp

Những dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp thấp

Các triệu chứng huyết áp thấp (hạ huyết áp) có thể bao gồm:

  • Nhìn mờ hoặc mờ dần;
  • Chóng mặt hoặc choáng váng;
  • Ngất xỉu;
  • Mệt mỏi;
  • Khó tập trung;
  • Buồn nôn.

Đối với một số người, huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là khi nó giảm đột ngột hoặc xuất hiện cùng với các triệu chứng.

Huyết áp giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm. Chỉ thay đổi 20 mm Hg - ví dụ giảm từ 110 mm Hg tâm thu xuống 90 mm Hg tâm thu - có thể gây chóng mặt và ngất xỉu. Và với sự tụt giảm lớn, chẳng hạn như do chảy máu không kiểm soát, nhiễm trùng nặng hoặc phản ứng dị ứng, có thể đe dọa tính mạng.

Huyết áp quá thấp có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là sốc. Các triệu chứng của sốc bao gồm:

  • Lú lẫn, đặc biệt ở người lớn tuổi;
  • Da lạnh;
  • Da xanh xao;
  • Thở nhanh, nông;
  • Mạch yếu và nhanh.
Huyết áp thấp là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh 1
Huyết áp giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng của huyết áp thấp (hạ huyết áp) hoặc sốc như trên, hãy tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp. Nếu bạn có kết quả đo huyết áp thấp liên tục nhưng cảm thấy ổn, bác sĩ có thể chỉ theo dõi bạn trong các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn nên ghi lại các triệu chứng của bạn, khi nào chúng xảy ra và bạn đang làm gì vào thời điểm đó.

Nguyên nhân huyết áp thấp

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp

Các trường hợp sau có thể gây ra huyết áp thấp bao gồm:

  • Thai kỳ: Huyết áp thấp thường gặp trong 24 tuần đầu của thai kỳ. Huyết áp thường trở lại mức trước khi mang thai sau khi sinh.
  • Bệnh lý tim và van tim.
  • Các bệnh liên quan đến hormone (rối loạn nội tiết).
  • Mất nước: Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể dục gắng sức có thể dẫn đến mất nước.
  • Mất máu chẳng hạn như do chấn thương hoặc chảy máu bên trong, cũng làm giảm lượng máu, dẫn đến giảm huyết áp nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết).
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ).
  • Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Hàm lượng vitamin B-12, folate và sắt thấp có thể khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu (thiếu máu), dẫn đến huyết áp thấp.
Huyết áp thấp là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh 2
Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến hạ huyết áp

Một số loại thuốc có thể gây ra huyết áp thấp, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chẹn alpha;
  • Thuốc chẹn beta;
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson;
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng);
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470
  2. https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-pressure-hypotension/

Hỏi đáp (0 bình luận)