Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Thảo
Mặc định
Lớn hơn
Bạch phục linh là một dược liệu rất phổ biến trong điều trị bệnh lý theo lý luận Y học cổ truyền. Vị thuốc này có tác dụng kiện tỳ, trừ thấp chủ yếu điều trị các chứng chán ăn, mệt mỏi,... Hiện nay nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm và lợi tiểu cũng như lợi ích tiềm năng trong điều trị đau bụng kinh, ung thư và tiểu đường,... Bài viết sau cung cấp một số thông tin cơ bản, kèm theo những nghiên cứu cập nhật giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vị thuốc này.
Tên Tiếng Việt: Phục linh.
Tên khác: Phục linh, Bạch phục linh, Nấm lỗ.
Tên khoa học: Poria cocos, thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
Bạch linh hay Bạch phục linh là quả nấm đã khô của nấm Phục linh mọc trên rễ một số loài thông. Người ta gọi là Phục linh vì loài nấm này nấp ở dưới đất được xem là linh khí “ẩn nấp” của cây thông.
Nếu nấm mọc xung quanh rễ và khi đào nấm lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là Phục thần - một vị thuốc có tác dụng an thần, chữa sợ hãi, hồi hộp, mất ngủ - khác hẳn với Phục linh.
Nấm Phục linh có hình khối có thể to bằng nắm tay và đôi khi có thể nặng tới 5kg. Mặt ngoài nấm màu xám và hơi nhăn. Khi cắt ngang thân nấm sẽ thấy mặt lổn nhổn hoặc trắng (Bạch phục linh) hoặc hồng xám (Xích phục linh). Bột Phục linh có màu trắng xám, chủ yếu gồm các bào tử nấm.
Phân bố
Bạch linh phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, loại tốt nhất ở vùng Vân Nam. Hiện nay Phục linh được tìm thấy ở vùng Hà Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Gia Lai,... Nấm mọc trên rễ cây thông nằm sâu xuống cách mặt đất 20 - 30cm. Nấm này thường mọc ở những vùng núi có nhiều ánh mặt trời, khí hậu ấm áp, thoáng, đất mùn tơi xốp.
Thu hái
Bạch linh thường được thu hái vào tháng 8 khi hoạt chất trong cây ở nồng độ cao nhất.
Chế biến
Sau khi hái nấm về loại bỏ đất cát rồi gôm thành đống cho ra mồ hôi. Sau đó rải đều ở chỗ thoáng gió để làm khô bề mặt nấm và tiếp tục phơi cho đến khi bề mặt nấm nhăn lại, sau đó đem phơi âm can đến khi khô hoàn toàn. Nếu không để nguyên quả nấm, bạn có thể thái nấm tươi rồi ngâm vào nước, rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc Phục linh mềm, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra bạn cũng có thể chế Bạch phục linh thành cao Bạch phục linh để sử dụng dần khi cần.
Toàn bộ thể nấm Bạch linh đều được dùng làm thuốc:
Có hai loại phục linh là:
Nấm Phục linh chứa các hợp chất triterpenoid, chất khoáng, beta-pachyman, protein, mỡ, histamin, gum, beta-pachymanase, adenine, lipase,… trong đó có một vài chất đặc biệt quan trọng gồm:
Ngoài ra còn ergosterol, cholin, histidin và một lượng rất ít men protease,...
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính bình, quy kinh Tỳ, Tâm, Thận và Phế.
Công dụng: Kiện tỳ, trừ thấp, tiêu thũng.
Chủ trị: Tỳ khí hư nhược gây tiêu chảy, phù, tiểu tiện khó, viêm bàng quang, chướng bụng,...
Nấm có một số tác dụng có lợi như chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, chống lão hóa, điều hòa miễn dịch, bệnh đái tháo đường type 2,... cụ thể như sau:
Bệnh Alzheimer
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy Phục linh có thể giúp chống lại bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu năm 2021 trên chuột cho thấy chiết xuất từ phục linh giúp não loại bỏ beta-amyloid (ßA) đã cải thiện chức năng nhận thức. ßA là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh Alzheimer- bệnh lý thoái hóa tế bào thần kinh gây mất trí nhớ hay gặp ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, dịch chiết này cũng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột ở bệnh nhân mắc bệnh này (có thể là một yếu tố do bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến trục não - ruột gây bệnh ở đường ruột).
Bệnh ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy dịch chiết Phục linh có thể có đặc tính chống lại các loại ung thư: Ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, bệnh bạch cầu cấp tính cấp tính (APL), ung thư di căn,…
Một nghiên cứu năm 2018 đã báo cáo rằng dịch chiết từ Phục linh cho thấy khả năng tiêu diệt bốn dòng tế bào ung thư phổi ở người. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy nó cải thiện tác dụng chống khối u khi kết hợp điều trị với thuốc, đồng thời đảo ngược tình trạng kháng thuốc. Một nghiên cứu khác năm 2020 cho thấy một hợp chất từ nấm Phục linh (axit pachymic) có thể tiêu diệt tế bào ung thư vú. Một nghiên cứu khác đã xác định polysaccharide (một loại đường) là một loại thuốc chống khối u tiềm năng.
Loại nấm này cũng có thể tạo ra những thay đổi đối với hệ thống miễn dịch có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Đây đều là những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hoặc động vật. Chúng ta sẽ cần thực hiện nhiều thử nghiệm trên người để biết liệu rằng nấm Phục linh có thể điều trị ung thư an toàn và hiệu quả ở người hay không.
Bệnh đái tháo đường
Nấm Phục linh có thể có hiệu quả chống lại bệnh tiểu đường hay đái tháo đường type 2. Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chiết xuất từ Phục linh làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở chuột. Họ tin rằng triterpenes trong dịch chiết có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin. Nghiên cứu này ủng hộ một nghiên cứu năm 2016 cho thấy hỗn hợp thảo dược (trong đó có Phục linh) làm giảm tình trạng kháng insulin ở chuột.
Chống viêm
Axit cacboxylic triterpene và các dẫn xuất trong chiết xuất từ Phục linh có tác dụng ức chế chứng phù chân cũng như các chứng phù nề khác như tình trạng viêm da lâu dài ở chuột. Axit pachymic và dehydrotumulosic ức chế phospholipase A2 trong nọc rắn, cho thấy dịch chiết Phục linh có tiềm năng là chất kháng viêm.
Ở những người tình nguyện bị viêm da tiếp xúc sử dụng dịch chiết Phục linh kết hợp với một loại kem làm mềm da có hiệu quả trong giai đoạn viêm da cấp nhưng không có hiệu quả trong tình trạng viêm da muộn - các triệu chứng đã biểu hiện quá rõ ràng.
Tác dụng điều hòa miễn dịch
Hoạt động miễn dịch được tăng cường ở lách và tuyến ức của chuột đã được báo cáo khi sử dụng chiết xuất từ Bạch phục linh. Sự gia tăng đáp ứng miễn dịch bởi các đại thực bào được kích hoạt là do tác động lên các cytokine, interleukin, kappa B,...
Lợi ích khác
Các lợi ích tiềm năng khác của Phục linh ít được nghiên cứu kỹ lưỡng và vẫn còn trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên động vật. Cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn, nhưng nghiên cứu cho đến nay đầy hứa hẹn cho những ứng dụng mới như:
Liều dùng: Dùng khoảng 6 - 12g/ngày.
Cách dùng: Bạch linh được sử dụng ở dạng hoàn, tán, cao lỏng hoặc sắc trong thang thuốc. Phục linh có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các dược liệu khác tùy vào mục đích sử dụng.
Lợi tiểu tiêu phù
Bài thuốc Ngũ linh tán trong Thương hàn luận gồm các vị thuốc: Bạch linh, Bạch truật, Trư linh, Trạch tả, Quế chi với liều lượng thay đổi tùy bệnh nhân. Đem tất cả vị thuốc tán thành bột mịn hoặc sắc uống.
Bài thuốc Bạch phục linh thang gồm các vị thuốc Bạch phục linh, Trạch tả, Uất lý nhân liều lượng thay đổi tùy thuộc từng bệnh nhân. Sắc uống ngày 2 lần.
Trị tiêu chảy
Bài thuốc Hương sa lục quân trong Hòa tễ cục phương gồm các vị thuốc Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích thảo, Trần bì, Bán hạ, Gừng, Mộc hương, Sa nhân. Tất cả tán bột mịn trộn với nước Gừng làm thành viên bằng hạt ngô mỗi lần uống 4 - 8g.
Bài thuốc Sâm linh Bạch truật tán trong Hòa tễ cục phương gồm các vị thuốc Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn, Đậu ván trắng, Hạt sen, Ý dĩ nhân, Cát cánh, Sa nhân, Trần bì, Chích thảo. Tất cả tán bột mịn trộn với nước Gừng làm thành viên bằng hạt ngô mỗi lần uống 4 - 8g.
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng Bạch phục linh như sau: