Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Glimepiride: Thuốc hạ đường huyết nhóm sulphonylurea

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Glimepiride.

Loại thuốc

Thuốc hạ đường huyết nhóm sulphonylurea.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: Glimepiride 1 mg, 2 mg, 3 mg, 4 mg.

Viên nén bao phim: Glimepiride 2 mg. Dạng phối hợp glimepiride 1 mg, metformine hydrochloride 500 mg.

Viên nén phóng thích chậm: Dạng phối hợp glimepiride 1 mg / 2 mg, metformine hydrochloride 500 mg.

Chỉ định

Tiểu đường không phụ thuộc insulin (tuýp II), khi mà không kiểm soát được sự giảm đường huyết qua chế độ dinh đưỡng, luyện tập thể dục và qua sự giảm thể trọng.

Phối hợp với insulin hoặc metfomin để làm giảm glucose - máu ở bệnh nhân mà sự tăng đường - huyết không được kiểm soát đầy đủ.

Dược lực học

Cơ chế tác dụng chủ yếu của glimepiride là hạ glucose — máu phụ thuộc vào sự kích thích tiết insulin từ tế bào beta của tụy tạng. Hơn nữa, những tác dụng ngoài tụy cũng đóng vai trò trong hoạt tính của sulfonylurea như glimepiride. Điều này được củng cố bởi các nghiên cứu cả về tiền lâm sàng và lâm sàng, đã chứng mình glimepiride có thể làm tăng nhạy cảm của các mô ngoại biên với insulin.

Động lực học

Hấp thu

Glimepirid có sinh khả dụng rất cao. Thức ăn không làm thay đổi đáng kể sự hấp thu của thuốc, nhưng tốc độ hấp thu có chậm hơn. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được khoảng 2 giờ 30 phút sau khi uống.

Phân bố

Glimepirid có thể tích phân bố rất thấp (khoảng 8,8 lí) tương tự như thể tích phân bố của

albumin. Glimepirid liên kết mạnh với protein huyết tương (>99%) và có độ thanh thải thấp (xấp xỉ 48ml/phút). T1/2 trong huyết tương của glimepirid là 5-8 giờ, nhưng khi dùng liều cao, nửa đời sẽ đài hơn.

Chuyển hóa

Dùng glimepirid được đánh dấu, thấy 58% các chất chuyển hóa thải trừ qua nước tiểu và 35% qua phân. Trong nước tiểu, không thấy glimepirid còn ở đạng chưa chuyển hóa. Glimepirid chủ yếu bị chuyển hóa ở gan. Hai dẫn chất hydroxy và carboxy của glimepirid đều thấy trong phân và nước tiểu.

Thải trừ

Glimepirid bài tiết được qua sữa trong nghiên cứu ở động vật, thuốc qua được hàng rào nhau - thai, nhưng qua hàng rào máu - não rất kém.

Tương tác thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Các thuốc có khả năng làm tăng tác dụng hạ glucose huyết của glimepirid như insulin, các thuốc khác làm hạ glucose huyết, cloramphenicol, dẫn chất coumarin, cyclophosphamid, disopyramid, ifosfamid, thudc ite chế MAO, thuốc chẳng viêm không steroid (acid paraaminosalicylic, các salycylat, phenylbutazon, oxyphenbutazon, azapropazon), probenecid, miconazol, các quinolon, các sulfonamid, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế enzym chuyển, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam. Khi phối hợp một trong các thuốc trên với glimepirid, có thể dẫn đến nguy cơ tụt glucose huyết rất nguy hiểm. Khi đó, phải điều chỉnh giảm liều glimepirid.

Các thuốc làm tăng glucose huyết khi phối hợp với glimepirid như các thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thuốc lợi tiểu thiazid, corticosteroid, diazoxid, catecholamin và các thuốc giống thần kinh giao cảm khác, glucagon, acidnicotinic (liều cao), estrogen và thuốc tránh thai có estrogen, phenothiazin, phenytoin, hormon tuyến giáp, rifampicin. Khi phối hợp một trong các thuốc trên với glimepirid có thể dẫn đến tăng glucose huyết, không kiểm soát được glucose huyết nữa. Khi đó, phải điều chỉnh tăng liều glimepirid.

Chống chỉ định

Glimepirid chống chỉ định với các trường hợp:

  • Người quá mẫn cảm với glimepiride và các sunphonylurea hoặc sulfonamid hoặc với bất kỳ tá dược nào.
  • Bệnh nhân có tiền sử nhiễm acid - ceton do tiểu đường, hôn mê hoặc hôn mê do tiểu đường.
  • Tiểu đường phụ thuộc insulin (tuýp I; IDDM).
  • Bệnh nhân suy chức năng gan thận, khi đó, cần thay bằng insulin.

Liều lượng & cách dùng

Người lớn

Liều dùng tùy thuộc glucose huyết, đáp ứng và dung nạp thuốc của người bệnh. Nên dùng liều thuốc thấp nhất mà đạt được mức glucose huyết mong muốn:

Khởi đầu 1 mg/ngày. 

Sau đó cứ mỗi 1-2 tuần, nếu chưa kiểm soát được glucose huyết, thì tăng liêu thêm 1 mg/ngày, cho đến khi kiểm soát được glucose huyết. Liều tối đa của glimepirid là 8 mg/ngày. Thông thường, người bệnh đáp ứng với liều 1 - 4 mg/ngày, ít khi dùng đến 6 hoặc 8 mg/ngày. Liều cao hơn 4 mg/ngày chỉ có kết quá tốt hơn ở một số trường hợp đặc biệt

Thường uống thuốc 1 lần trong ngày, vào trước hoặc ngay trong bữa ăn sáng có nhiều thức ăn, hoặc trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Nuốt nguyên viên thuốc, không nhai, với khoảng nửa cốc nước. 

Phải điều chỉnh liều trong các trường hợp sau:

Nếu sau khi uống 1 mg glimepirid mà đã có hiện tượng hạ glucose huyết thì người bệnh đó có thể chỉ cần điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập.

Khi bệnh được kiểm soát, glucose huyết ổn định, thì độ nhạy cảm với insulin được cải thiện, do đó nhu cầu glimepirid có thể giảm sau khi điều trị được một thời gian. Cần phải thay đổi liều glimepirid để tránh bị tụt glucose huyết khi:

  • Cân nặng của người bệnh thay đổi.

  • Sinh hoạt của người bệnh thay đổi.

  • Có sự kết hợp với thuốc hoặc các yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm glucose huyết.

Dùng phối hợp glimepirid với metformin hoặc glitazon:

Khi dùng glimepirid đơn độc mà không kiểm soát được glucose huyết nữa, thì có thể dùng phối hợp với metformin hoặc glitazon. Cần điều chỉnh liều, bắt đầu từ liều thấp của mỗi thuốc, sau tăng dần lên cho đến khi kiểm soát được glucose huyết. Khi sử dụng đồng thời glimepirid và metformin, các nguy cơ tụt đường huyết liên quan đến glimepirid vẫn tiếp tục và có thể tăng lên. Cần phải thận trọng.

Dùng phối hợp glimepirid và insulin:

Sau khi dùng glimepirid được một thời gian, nếu dùng glimepirid đơn độc 8 mg/ngày mà không kiểm soát được glucose huyết, thì có thể phối hợp thêm với insulin, bắt đầu từ liều insulin thấp, rồi tăng dần cho đến liều kiểm soát được glucose huyết. Khi kết quả đã ổn định, cần giám sát kết quả phối hợp thuốc bằng cách theo dõi glucose huyết hằng ngày.

Trẻ em

Dữ liệu hiện có về tính an toàn và hiệu quả không đủ và do đó việc sử dụng trên trẻ em không được khuyến khích.

Đối tượng khác 

Người suy giảm chức năng thận: Liều ban đầu chỉ dùng 1 mg/1 lần mỗi ngày. Liều có thể tăng lên, nếu nồng độ glucose huyết lúc đói vẫn cao. Nếu hệ số thanh thải creatinin dưới 22 ml/phút, thường chỉ dùng 1 mg/1 lần mỗi ngày, không cần phải tăng hơn.

Người suy giảm chức năng gan: Chưa được nghiên cứu. 

Nếu suy thận nặng hoặc suy gan nặng, phải chuyển sang dùng insulin.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Không có tài liệu.

Ít gặp

Không có tài liệu.

Hiếm gặp

Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, giảm hồng cầu, thiếu máu tan máu và giảm tiểu cầu, nói chung có thể hồi phục khi ngừng thuốc. Hạ đường huyết. Viêm mạch bạch cầu, phản ứng quá mẫn nhẹ có thể phát triển thành phản ứng nghiêm trọng với khó thở, tụt huyết áp và đôi khi sốc. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng, khó chịu ở bụng và đau bụng, hiếm khi dẫn đến việc ngừng điều trị. Chức năng gan bất thường (ví dụ như ứ mật và vàng da), viêm gan và suy gan. Giảm natri máu.

Không xác định tần suất

Giảm tiểu cầu nghiêm trọng với số lượng tiểu cầu dưới 10.000/µl và ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Rối loạn thị giác, thoáng qua, có thể xảy ra đặc biệt khi bắt đầu điều trị, do thay đổi nồng độ glucose trong máu. Men gan tăng. Có thể gây dị ứng chéo với sulfonylurea, sulfonamid hoặc các chất liên quan.

Lưu ý

Lưu ý chung

Để kiểm soát tối ưu đường - huyết, thì chế độ dinh dưỡng đúng đắn, luyện tập thân thể đầy đủ và đều đặn, giữ thể trọng vừa mức cũng quan trọng như dùng đều đặn glimepiride. Trong những tuần điều trị, có thể tăng nguy cơ giảm đường - huyết, đo đó cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Những yếu tố làm tăng nguy cơ giảm đường - huyết gồm:

- Mất cân đối giữa luyện tập thân thể với lượng hydrat carbon ăn vào.

- Uống rượu, đặc biệt khi phối hợp với đồ ăn hộp.

- Rối loạn nội tiết có ảnh hưởng đến chuyển hoá hydrat carbon: rối loạn giáp trạng, suy tuyến yên, suy thượng thận, bệnh nhân không đủ khả năng hợp tác với thầy thuốc, suy dinh dưỡng, ăn uống thất thường hoặc ăn đồ hộp, thay đổi chế độ dinh dưỡng. Khi một bệnh nhân tuy đã ổn định với một chế độ dinh dưỡng nào đó, mà lại gặp stress, như bị sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn, phẫu thuật, có thể mắt sự kiểm soát đường - huyết. Khi đó có khi cần sự phối hợp insulin với glimepiride hoặc thậm chí chỉ dùng đơn độc insulin.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Không dùng glimepiride khi mang thai, chuyển sang dùng insulin.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Không dùng glimepiride khi đang cho con bú, chuyển sang dùng insulin hoặc ngừng hẳn cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Quá liều

Quá liều Glimepiride và xử trí

Quá liều và độc tính

Dùng quá liều glimepiride có thể gây hạ đường huyết hoặc hạ đường huyết nghiêm trọng với hôn mê, lên cơn co giật, hoặc các tổn thương thần kinh khác.

Cách xử lý khi quá liều

Những triệu chứng hạ nhẹ đường - huyết mà không mắt ý thức, không mất phản xạ thần kinh cần được điều trị tích cực bằng cho uống glucose và điều chỉnh chế độ liều lượng thuốc và/hoặc chế độ ăn. Vẫn phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ cho tới khi thầy thuốc đảm bảo là bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm.

Trong trường hợp quá liều (nghiêm trọng), nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt sẽ được chỉ định. Bắt đầu truyền glucose càng sớm càng tốt, nếu cần có thể tiêm tĩnh mạch bolus 50ml dung dịch 50%, sau đó truyền dung dịch 10% với sự theo dõi chặt chẽ về đường huyết. Điều trị thêm nếu có triệu chứng.

Đặc biệt, khi điều trị hạ đường huyết do vô tình uống glimepiride ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, liều lượng glucose đưa ra phải được kiểm soát cẩn thận để tránh khả năng tăng đường huyết nguy hiểm. Đường huyết cần được theo dõi chặt chẽ.

Quên liều và xử trí

Không bao giờ được uống bù một liều đã bị quên không uống. Nếu phát hiện đã dùng một liều quá lớn hoặc uống dư một liều, phải báo ngay cho thầy thuốc giải quyết trước khi xuất hiện các biểu hiện quá liều.

 

Nguồn tham khảo