Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Hoa ngũ sắc

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Bông ngũ sắc là một loài thực vật có hoa thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Nó đã được nhập vào các nơi khác trên Thế giới như một loại cây cảnh và được coi là một loài xâm lấn ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các tên gọi khác của bông ngũ sắc như bông ổi, tứ thời, tứ quý (Quảng Bình), cây hoa cứt lợn,…

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bông ngũ sắc.

Tên khác: Bông ngũ sắc còn được gọi là bông ổi, thơm ổi, ổi nho, trâm anh, trâm ổi, bông hôi, tứ thời, tứ quý, cây hoa cứt lợn, mã anh đơn, nhá khí mu (Tày).

Tên khoa học: Lantana camara L.. Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh 1.png
Bông ngũ sắc

Đặc điểm tự nhiên

Bông ngũ sắc là một loại cây bụi ngắn, khoẻ mạnh, mọc dày đặc thành bụi cây trong tự nhiên, có thân hình tứ giác, cao 2 - 4m

Lá hình trứng (hình bầu dục), mép có răng cưa, hơi nhọn, mặt trên xù xì và có lông ở cả hai mặt. Lá dài trung bình 3 - 8cm và rộng 3 - 6cm và có màu xanh lục. Lá và thân đều có lớp lông gai.

Các cụm hoa ở nách lá đối diện, nhỏ gọn, hình vòm có chiều ngang 2 - 3cm và chứa 20 - 40 hoa không cuống.

Hoa của bông ngũ sắc nhỏ, có màu vàng hoặc cam, chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ tươi ở các đầu nách dày đặc. Hoa nhỏ mọc thành chùm. Đài hoa nhỏ, ống tràng mảnh, cành xòe rộng 6 - 7mm và chia thành các thùy không đều nhau. Nhị hoa gồm bốn cặp, trong đó có hai noãn, hai tế bào. Cây ra hoa ra từ tháng 8 đến tháng 3, hoặc quanh năm nếu có độ ẩm và ánh sáng thích hợp. Màu sắc thường là màu cam, đôi khi thay đổi từ trắng sang đỏ với nhiều sắc thái khác nhau và hoa thường thay đổi màu sắc khi già đi.

Quả chín được chim ăn nhiều và thường xuyên được con người ăn ở một số quốc gia.

Hệ thống rễ của loại cây này rất khỏe và thậm chí sau khi cắt nhiều lần nó vẫn sẽ cho ra những chồi tươi mới.

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh 2.png
Lá, hoa và cành của bông ngũ sắc.

Phân bố, thu hái, chế biến

Trước đây bông ngũ sắc được tìm thấy chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, tuy nhiên nó đã được nhập vào ở khoảng 60 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngày nay, bông ngũ sắc được tìm thấy thường xuyên ở Đông và Nam Phi, nơi nó xuất hiện ở độ cao dưới 2000m và thường xâm chiếm các khu vực như rừng bị chặt phá và các khu vực bị chặt phá để làm nông nghiệp.

Ngoài Châu Phi, nó còn xâm chiếm các khu vực Nam Âu như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Trung Đông, Ấn Độ, Châu Á, Úc, New Zealand, Hoa Kỳ cũng như nhiều quần đảo Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Phạm vi của bông ngũ sắc phân bố vẫn đang gia tăng, thể hiện qua việc nó đã xâm chiếm nhiều hòn đảo mà nó không có mặt vào năm 1974 (bao gồm Quần đảo Galapagos, Saipan và Quần đảo Solomon).

Tại Việt Nam, cây được trồng làm cảnh và mọc dại. Toàn thân cây toả ra một mùi đặc biệt có người ưa dùng nhưng cũng có người không ưa.

Lá và cành được dùng làm thuốc, hái về phơi hay sấy khô.

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh 3.png
Bông ngũ sắc tại Việt Nam được trồng làm cây cảnh và mọc dại

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của bông ngũ sắc là lá, cành mang lá và hoa.

Thành phần hoá học

Lá bông ngũ sắc chứa 0.2% tinh dầu với các hợp chất sesquiterpen, có thể là caryophylen và L - - phelandren (10 - 12%).

Lá còn chứa các chất triterpen, acid oleanolic, lantaden A, lantaden B, lantaden C, acid lantanolic, icterogenin, acid 22 - - acetoxylantic, acid lantic, acid 22 - dimethylacryloyl - oxylantanolic, 5 - glycosid phenylpropanoid verbascosid, isoverbacosid, deramnosyl - verbacosid, isonuomiosid A và calceolariosid E, 2 flavonoid glycosid camarosid (4’, 5 - dihydroxy - 3, 7 - dimethoxyflavon - 4’-O--D - glucopyranosid) và pectolinarigenin - 7-O- - glucosid).

Hai đồng phân lantaden A và B có độc.

Thân cây chứa 9 hợp chất triterpen là hỗn hợp - amyrin và - amyrin, acid oleanolic, acid 3 - acetoxyolean - 12 - en - 28 - oic, lantaden A, lantaden B, acid betulinic, acid oleanonic, acid pomolic và một số hợp chất khác campestrol, stigmasterol và - sitosterol.

Rễ chứa 6 oligosaccharid và 6 iridoid glucosid được nhận dạng là stachyose, verbaseose, ajugose, verbascotetraose, lantanose A, lantanose B, thevesid, 8 - epiloganin, shanzhisid Me ester, theviridosid, lamiridosid và geniposid.

Rễ còn chứa 8 triterpenoid là acid lantanolic, acid 22 - O - angeloyl - lantanolic, acid oleanolic, acid 22 - O - angeloyl oleanolic, acid 22 - O - senecioyloleanolic, acid 22 - hydroxyoleanonic, acid 19 - hydroxyursolic.

Rễ là nguồn cung cấp acid oleanolic (2%).

Toàn cây có hederagenin, acid 25 - hydroxy - 3 - oxoolean - 12 - en - 28 - oic, umuhengenin (5 - hydroxy - 6,7,3’,4’,5’ - pentamethoxyflavon).

Hoa chứa 0.07% tinh dầu.

Hạt chứa 9% dầu béo trong đó có các acid béo: Acid linoleic, acid oleic, acid steatic, acid palmitic.

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh 4.png
Thành phần hoá học được chiết xuất từ bông ngũ sắc rất đa dạng

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, bông ngũ sắc có tác dụng:

  • Lá bông ngũ sắc có mùi hôi, tính mát, hơi độc, có tác dụng hạ sốt, giải độc, tiêu sưng.
  • Hoa có bị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu.
  • Rễ có vị ngọt dịu, đắng, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.

Theo y học hiện đại

Kháng khuẩn, kháng nấm

Các nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ đã phát hiện ra rằng lá bông ngũ sắc có biểu hiện kháng khuẩn, thuộc tính diệt nấm và diệt côn trùng.

Chống oxy hoá

Bhakata và cộng sự (năm 2009) đã nghiên cứu rằng chiết xuất metanol và etanol trong in vivo và in vitro của bôngngũ sắc cho thấy hoạt động chống oxy hóa đáng kể. Trong đó dịch chiết lá thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Chiết xuấtmetanol từ thân cây cho thấy hoạt động chống oxy hóa yếu hơn.

Tẩy giun sán

Girme và cộng sự (năm 2006) nghiên cứu rằng nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặpnhất ở nam giới. Trên những con giun được chọn, sử dụng chiết xuất lá liên tiếp của bông ngũ sắc cho thấy hoạt động tẩy giun đáng kể.

Chữa lành vết thương

Abdulla và cộng sự (năm 2009) đã nghiên cứu hoạt tính chữa lành vết thương in vivo của chiết xuất lá etanolic trên chuột Wistar đực trưởng thành. Ứng dụng tại chỗ của chiết xuất lá trên vết thương cho thấy hoạt động chữa lành vết thương ngày càng tăng. Sử dụng mô hình tạo vết thương cho thấy chiết xuất từ lá có hoạt động chữa lành vết thương đáng kể ở chuột. Bôi chiết xuất lên vết thương làm tăng đáng kể tốc độ co vết thương, tổng hợp collagen và rút ngắn thời gian lành vết thương.

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh 5.png
Bông ngũ sắc có hoạt tính chữa lành vết thương

Kháng lao

Misra và cộng sự (năm 2006) đã nghiên cứu rằng hoạt tính kháng lao đa kháng thuốc trong ống nghiệm của bông ngũ sắc. Hoạt động của vi khuẩn Mycobacteria đã được nghiên cứu trên người nhiễm HIV. Phương pháp khuếch tán trong môi trường thạch được sử dụng để ước tính nồng độ ức chế tối thiểu và hiệu lực của chất chiết xuất được so sánh với thuốc tiêu chuẩn.

Chống viêm và giảm đau

Millycent và cộng sự (năm 2017) đã nghiên cứu rằng hoạt tính chống viêm và giảm đau in vivo của chiết xuất nước bông ngũ sắc đã được nghiên cứu trên mô hình động vật. Theo công trình của nhà nghiên cứu, hoạt động chống viêm đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng chuột bị phù phổi và viêm màng phổi do carrageenan gây ra, trong khi đó, tác dụng giảm đau được nghiên cứu bằng cách sử dụng xét nghiệm giảm đau bằng formalin ở chuột. Liều dùng cho thấy tác dụng độc hại tối thiểu đáng kể, hoạt động chống viêm và giảm đau. Chiết xuất metanol của lá và vỏ cây đã được sàng lọc về hoạt động giảm đau bằng mô hình phù chân ở chuột do carrageenan và histamine gây ra. Liên quan đến hoạt động hạ sốt, chiết xuất ethyl axetat và etanolic bắt đầu giảm nhiệt độ cơ thể từ 1,5 giờ.

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh 6.png
Bông ngũ sắc có tác dụng giảm đau, kháng viêm trên mô hình chuột

Chống ung thư

Badakhsan và cộng sự (năm 2011) nghiên cứu rằng, hoạt tính chống ung thư in vitro. Các chiết xuất dung môi khác nhau như petroleum ether, cloroform, etanol và dịch chiết nước của bông ngũ sắc được sàng lọc hoạt tính chống ung thư, trong chiết xuất etanolic đó cho thấy hiệu quả tốt hơn. Bằng xét nghiệm MTT, chiết xuất từ rễ và lá đã được nghiên cứu chống lại tế bào ung thư bạch cầu Jurkat.

Chống đột biến

Barre và cộng sự (năm 1997) nghiên cứu rằng, in vivo bông ngũ sắc thể hiện hoạt tính kháng đột biến với các hợp chất axit 22β-acetoxylantic và axit 22β-dimethylacrylacryloxy lantanolic. Trên chuột Thụy Sĩ, thử nghiệm khả năng chống đột biến được thực hiện bằng thử nghiệm vi nhân. Axit 22β-acetoxylantic và axit 22β-dimethylacrylacryloxy lantanolic cả hai hợp chất đều cho thấy hoạt tính kháng đột biến cao trong Mytomycin C gây đột biến ở chuột.

Tác dụng chống sốt rét in vitro

Vỏ rễ bông ngũ sắc có tác dụng khá với IC là 5 - 10ug/ml, mạnh nhất trong số 49 cây thuốc chữa sốt rét trong y học Tanzania.

Tăng nhu động ruột

Cao nước của lá bông ngũ sắc gây co cơ trơn, mức độ co phụ thuộc vào nồng độ của thuốc.

Liều dùng & cách dùng

Lá ngũ sắc hỗ trợ chữa táo bón, sốt, làm ra mồ hôi, viêm phế quản xuất tiết. Ngày 20 - 30g cây tươi, sắc uống.

Dùng ngoài đắp vết thương, lở loét hoặc cầm máu. Còn dùng lá giã đắp hoặc nấu nước để rửa chữa ghẻ lở, viêm da, các vết chàm. Lá chườm nóng hỗ trợ chữa thấp khớp.

Hoa làm giảm triệu chứng ho, lao kèm ho ra máu và cao huyết áp. Ngày dùng 12g.

Rễ trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp, đau xương, đau răng, chấn thương bầm dập, khí hư. Ngày 30 - 60g cây tươi, sắc uống.

Bông ngũ sắc: Loại hoa có nhiều tác dụng chữa bệnh 7.png
Tuỳ thuộc vào loại bệnh cần chữa mà bộ phận dùng và liều lượng của bông ngũ sắc sẽ khác nhau

Bài thuốc kinh nghiệm

Ho ra máu, phổi kết hạch, lao phổi

Bông ngũ sắc phơi khô 6 – 10g hoặc để cây tươi 15 – 20g, nấu nước, hãm hoặc chế siro uống.

Chữa đái tháo đường

Toàn cây bỏ rễ 40g sắc uống thay chè. Ngoài ra, ăn thêm củ mài, củ súng hoặc bột thiên hoa phấn, ngày 10g.

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng bông ngũ sắc:

  • Bông ngũ sắc không có tác dụng chữa viêm xoang mũi như cây cứt lợn Ageratum conyzoides. Chú ý tránh dùng lầm.
  • Động vật ăn cỏ nếu ăn lá và ngọn cây ngũ sắc với liều 10g/kg sẽ bị ngộ độc với triệu chứng: Chán ăn, táo bón, vàng da và nhạy cảm với ánh sáng. Cơ quan biểu hiện ngộ độc nặng nhất là gan, gây ứ mật. Lantaden A và C, các hợp chất triterpenoid pentacyclic có trong lá là loại hoạt chất chính gây độc cho gan.
Nguồn tham khảo
  1. Battase L, Attarde D. PHYTOCHEMICAL AND MEDICINAL STUDY OF LANTANA CAMARA LINN. (VERBENACEAE) - A REVIEW. Asian Journal of Pharmaceutical and Clinical Research. 2021:20-27. doi:10.22159/ajpcr.2021.v14i9.42444.
  2. Lantana camara: https://www.inaturalist.org/guide_taxa/495182
  3. Lantana camara: http://projects.nri.org/options/background/plants-database/lantana-camara
  4. Đỗ Huy Bích; Đặng Quang Chung. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội; 2006.
  5. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội; 2006.