Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ung thư: Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất lịch sử loài người

Ngày 11/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư có thể xuất hiện ở gần như mọi nơi trên cơ thể con người, khi đó, các tế bào bất thường bắt đầu phát triển một cách không thể kiểm soát. Tiếp theo, chúng có khả năng xâm chiếm các cơ quan và bộ phận lân cận hoặc lan ra khắp toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể. Quá trình cuối cùng được gọi là xâm lấn từ xa và là một nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Ung thư là gì?

Ung thư được miêu tả là một tập hợp rộng lớn các bệnh lý, xuất hiện khi các tế bào bất thường bắt đầu phát triển vượt quá giới hạn bình thường. Ung thư có thể bắt đầu gần như ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể con người. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên giới.

Nhiều loại ung thư tạo thành các khối u rắn, nhưng những loại ung thư máu như ung thư bạch cầu thường thì lại không hình thành khối u. Các khối u có thể là u ác tính hoặc lành tính. 

Những khối u ác tính xâm chiếm và lan ra các mô xung quanh, có thể di chuyển đến những vị trí xa trong cơ thể để tạo thành các khối u mới (quá trình gọi là xâm lấn từ xa). Những khối u lành tính không lan ra hay xâm chiếm các mô xung quanh. Khi loại bỏ, khối u lành tính thường không mọc lại, trong khi những khối u ác tính đôi khi có. Tuy nhiên, khối u lành tính đôi khi có thể xuất hiện khá nhiều. Một số trong đó có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, chẳng hạn như khối u lành tính ở não.

Ung thư phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, dạ dày và gan là các loại bệnh phổ biến nhất ở nam giới. Trong khi đó, ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung và tuyến giáp là các loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư

Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng, nhưng thường những triệu chứng này do bệnh tật, chấn thương, khối u lành tính hoặc các vấn đề khác gây ra. Nếu bạn có triệu chứng không khỏi sau vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ để vấn đề có thể được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. 

Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp bao gồm:

Thay đổi về vú:

  • Có cảm giác u hay cứng ở vú hoặc dưới cánh tay;
  • Thay đổi về niêm mạc vú hoặc có tiết dịch từ vú;
  • Da bị ngứa, đỏ, sần sùi, lồi lõm hoặc nhăn lại.

Thay đổi về bàng quang:

  • Khó tiểu;
  • Đau khi tiểu;
  • Máu trong nước tiểu.

Thay đổi về ruột:

  • Máu trong phân;
  • Thay đổi về thói quen đi ngoài.

Gặp vấn đề về ăn uống:

  • Đau sau khi ăn (cảm giác nóng ruột hoặc khó tiêu không qua đi);
  • Khó nuốt;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Thay đổi về khẩu vị.

Thay đổi về miệng:

  • Một đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi hoặc trong miệng;
  • Chảy máu, đau hoặc tê trong môi hoặc miệng.

Vấn đề về hệ thần kinh:

  • Đau đầu;
  • Giật mình;
  • Thay đổi thị lực;
  • Thay đổi thính lực;
  • Mặt bị chảy xệ.

Thay đổi về da:

  • Khối u màu da không đỏ hoặc bong tróc;
  • Tình trạng mới của nốt ruồi hoặc thay đổi nốt ruồi hiện có;
  • Vết loét không lành.

Một số triệu chứng khác:

  • Chảy máu hoặc có vết thâm không rõ lý do.
  • Ho hoặc khàn giọng mãi không hết.
  • Mệt mỏi nặng và kéo dài.
  • Sốt hoặc đổ mồ hôi về đêm không rõ nguyên nhân.
  • Sưng hoặc khối u ở bất kỳ nơi nào như cổ, nách, dạ dày và vùng bẹn.
  • Tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Ung thư: Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất lịch sử loài người 4
Sốt không rõ nguyên nhân cũng là một triệu chứng của ung thư

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào kể trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm chắc chắn làm giảm nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn và cho phép người bệnh phục hồi sớm. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến ung thư

Ung thư bắt nguồn từ quá trình biến đổi các tế bào bình thường thành tế bào khối u trong một quá trình đa giai đoạn, thường tiến triển từ một tổn thương đến một khối u ác tính. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của cá nhân và ba loại tác nhân bên ngoài bao gồm:

  • Tác nhân vật lý: Tia cực tím, bức xạ ion hóa…
  • Tác nhân hóa học: Các thành phần trong thuốc lá, cồn, arsenic (một chất gây ô nhiễm nguồn nước), aflatoxin (một chất gây ô nhiễm thức ăn)...
  • Tác nhân sinh học: Vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư?

Tỷ lệ mắc ung thư tăng đáng kể theo tuổi tác, có thể do tích lũy các rủi ro cho từng loại bệnh cụ thể tăng theo tuổi. Tổng hợp rủi ro này kết hợp với xu hướng cơ chế sửa chữa tế bào không hiệu quả hơn khi người ta lớn tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư

Việc sử dụng thuốc lá, tiêu thụ cồn, ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất và ô nhiễm không khí là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.

Một số nhiễm trùng mãn tính là yếu tố nguy cơ mắc bệnh; đặc biệt vấn đề này phổ biến ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 13% số ca bệnh được chẩn đoán trên toàn cầu vào năm 2018 được cho là do nhiễm trùng, bao gồm vi khuẩn Helicobacter Pylori, Human Papillomavirus (HPV), vi rút viêm gan B (HBV), vi rút viêm gan C (HCV) và vi rút Epstein-Barr (EBV). Vi rút viêm gan B và C cũng như một số loại HPV tăng nguy cơ mắc ung thư gan và cổ tử cung. Nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung 6 lần.

Ung thư: Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất lịch sử loài người 5
Ăn uống không lành mạnh là một yếu tố tăng khả năng mắc ung thư

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư

Tỷ lệ tử vong giảm khi các trường hợp ung thư được phát hiện và điều trị sớm. Có hai yếu tố của việc phát hiện sớm, bao gồm chẩn đoán sớm và sàng lọc.

Chẩn đoán sớm

Khi phát hiện sớm, ung thư có khả năng phản ứng tích cực hơn với điều trị và có thể đạt được cơ hội sống sót cao hơn, ít biến chứng cũng như điều trị ít tốn kém hơn. Việc phát hiện sớm và tránh trì hoãn trong việc chăm sóc có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của bệnh nhân.

Nếu bạn có triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm sàng lọc gợi ý về ung thư, bác sĩ của bạn sẽ xác định xem triệu chứng đó do nguyên nhân nào gây nên. Không có một xét nghiệm duy nhất nào có thể chẩn đoán được bệnh. Do đó, bác sĩ của bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi về tiểu sử y tế cá nhân và gia đình của bạn cũng như thực hiện một cuộc kiểm tra thể lực. 

Họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh hoặc các xét nghiệm và thủ tục khác. Bạn cũng có thể cần phải thực hiện biện pháp sinh thiết, đây thường là cách duy nhất để xác định chắc chắn liệu bạn có ung thư hay không.

Ung thư: Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất lịch sử loài người 6
Sinh thiết thường là cách duy nhất để xác định liệu bạn có ung thư hay không

Sàng lọc

Việc này nhằm xác định những kết quả gợi ý về một loại ung thư cụ thể hoặc tiền ung thư trước khi họ có triệu chứng. Khi phát hiện các dấu hiệu không bình thường trong quá trình sàng lọc, cần tiếp tục các kiểm tra phụ để xác định, chẩn đoán chính xác và điều trị nếu được chứng minh có ung thư.

Một số chương trình sàng lọc có thể hiệu quả cho một số loại ung thư nhưng lại phức tạp và tốn nhiều tiền hơn so với việc chẩn đoán sớm vì yêu cầu trang thiết bị đặc biệt và nhân viên chuyên nghiệp. Ví dụ về các phương pháp sàng lọc là:

  • Xét nghiệm HPV (bao gồm xét nghiệm HPV DNA và mRNA) là phương pháp ưu tiên để sàng lọc ung thư cổ tử cung.
  • Chụp X-quang vú để sàng lọc ung thư vú cho phụ nữ từ 50 - 69 tuổi sống ở những nơi có hệ thống y tế mạnh hoặc khá mạnh.

Phương pháp điều trị ung thư hiệu quả

Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, dùng thuốc, hóa xạ trị được thực hiện riêng biệt hoặc kết hợp. Một đội ngũ chuyên gia đa ngành sẽ đề xuất kế hoạch điều trị tốt nhất dựa trên loại khối u, giai đoạn của bệnh và các yếu tố lâm sàng khác. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nên dựa trên sự ưu tiên của bệnh nhân và xem xét khả năng của hệ thống y tế.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư

Chế độ sinh hoạt:

  • Duy trì tâm lý tích cực, lạc quan, hạn chế stress.
  • Báo ngay với bác sĩ điều trị khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị ung thư.
  • Tuân thủ nghiêm khắc chỉ định của bác sĩ trong khi điều trị.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh nhằm đưa ra các phương hướng điều trị hiệu quả hơn trong trường hợp ung thư không có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Áp dụng một chế độ ăn khoa học và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Nếu chán ăn, có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày.
  • Không ăn các loại thức ăn sống, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...

Phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Thay đổi hoặc tránh các yếu tố nguy cơ chính sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh:

  • Tránh sử dụng thuốc lá.
  • Giữ cân nặng lành mạnh.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều hoa quả và rau.
  • Tập luyện thường xuyên.
  • Hạn chế việc sử dụng rượu.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Tiêm chủng phòng ngừa vi rút viêm gan B và vi rút HPV.
  • Giảm tiếp xúc với tia cực tím.
Ung thư: Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất lịch sử loài người 7
Để ngừa ung thư, nên ăn nhiều rau củ quả tươi
Nguồn tham khảo

https://www.cancer.gov/about-cancer/diagnosis-staging/diagnosis 

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer 

https://www.healthline.com/health/cancer 

https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/huyết-học-và-ung-thư-học/tổng-quan-về-ung-thư/chẩn-đoán-ung-thư 

Các bệnh liên quan

  1. Cứng khớp

  2. Hội chứng cận u

  3. Nhồi máu cơ tim type 2

  4. Màng trước võng mạc

  5. Thoái hóa đa khớp

  6. Đái dầm

  7. Đục thủy tinh thể ở người già

  8. Lão thị

  9. Liệt trên nhân tiến triển

  10. Sốc