Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Chọn đơn vị tính | Hộp Vỉ Viên |
Danh mục | Thuốc trị thiếu máu |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách | Hộp 5 Vỉ x 10 Viên |
Thành phần | Acid folic, Sắt sulfat |
Nhà sản xuất | Lomapharm GmbH |
Nước sản xuất | Đức |
Xuất xứ thương hiệu | Đức |
Số đăng ký | 400100004000 |
Thuốc cần kê toa | Không |
Mô tả ngắn | Thuốc Ferrola là sản phẩm của Lomapharm GmbH (Đức) chứa thành phần sắt (II) sulfat và acid folic. Đây là thuốc dùng trong chữa thiếu máu do thiếu sắt đồng thời với acid folic; ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt đồng thời với acid folic trong thai kỳ. |
Thuốc Ferrola là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Acid folic | 0.8mg |
Sắt sulfat | 114mg |
Thuốc Ferrola chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
Đối tượng sử dụng:
Mã ATC: B03A D03
Nhóm trị liệu: sắt kết hợp với acid folic.
Sắt
Các cơ quan cần sắt cho các chức năng bình thường của tế bào. Sắt cũng cần trong sự phát triển của các mô quan trọng, bao gồm não bộ, dẫn truyền và lưu trữ oxy trong hemoglobin và myoglobin của cơ. Sắt rất quan trọng cho sự sống của các cơ quan bởi vì nó cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hoá, bao gồm cả vận chuyển oxy, tổng hợp ADN, và vận chuyển điện tử.
Hiệu quả lâm sàng và an toàn:
Tình trạng thiếu hụt sắt dung nạp tốt với trị liệu bằng muối sắt. Cách thức được lựa chọn là sử dụng muối sắt (muối Fe+2) đường uống.
Liều thông thường cho điều trị thiếu máu thiếu sắt từ 100 đến 200 mg sắt nguyên tố/ngày cho người trưởng thành, được chia làm 2 - 3 liều đơn. Bổ sung sắt từ 40 đến 100 mg/ngày là đủ để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở 80 - 90% phụ nữ có thai.
NOAEL (nồng độ không ghi nhận ảnh hưởng bất lợi được chỉ định với 65 mg sắt nguyên tố, LOAEL (nồng độ không ghi nhận ảnh hưởng bất lợi tối thiểu) với 100 mg.
Trẻ em
Khuyến cáo cho trẻ em trên 12 tuổi được điều trị thiếu hụt sắt lên đến 2 mg Fe+2/kg thể trọng một ngày và dự phòng là 1 mg Fe+2/kg x 3 lần. Vì thế Ferrola 114 mg/0,8 mg viên nén kháng dịch vị không thích hợp điều trị cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Acid folic
Acid folic thuộc nhóm vitamin B cần cho sự phân chia và phát triển của tế bào. Folat là thuật ngữ cho một số dạng hoá học có cấu trúc liên quan và hoạt tính sinh học tương tự acid folic. Folat trực tiếp hoặc gián tiếp cần cho chức năng, sự phân chia và sự biệt hoá tế bào. Acid folic hỗ trợ hình thành cấu trúc của ADN, thông tin di truyền của cơ thế, và cấu trúc ARN, cần cho sự tổng hợp protein trong tất cả các tế bào, giống như hồng cầu và tế bào miễn dịch, cũng rất cần acid folic.
Hiệu quả lâm sàng và an toàn:
Sự thiếu hụt acid folic gây nên sự giảm tổng hợp ADN và, vì thế, làm giảm sự phân chia tế bào, với hiệu quả rõ ràng trong sự phân chia nhanh chóng những loại tế bào, như hồng cầu và tạo ra những tế bào khác trong tuỷ xương, tế bào ruột, và tế bào da.
Sự thiếu hụt acid folic rất thường gặp khi thiếu vitamin ở người, thường gặp ở nhóm dân số nghèo của thế giới. Triệu chứng thiếu hụt bao gồm thiếu máu hồng cầu to cũng như sự thay đổi thần kinh và rối loạn tiêu hóa.
Thiếu máu do thiếu acid folic đáp ứng nhanh chóng khi được cung cấp acid folic. Trong thiếu máu thiếu folat, hồng cầu to bất thường.
Do đó, sự thiếu máu này có thể được xem là thiếu máu hồng cầu to.
Acid folic nhìn chung là an toàn, kể cả với liều rất cao, bởi vì lượng dư của acid folic chủ yếu được đào thải qua nước tiểu, hơn là được lưu trữ trong tế bào.
Sắt
Hấp thu:
Sắt được hấp thu bất thường và không hoàn toàn bởi hệ tiêu hóa, được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Đối với sắt dự trữ, bình thường sự hấp thu từ 10% đến 35%, ở bệnh nhân thiếu hụt sắt là từ 80% - 95%. Phần trăm hấp thu bị ảnh hưởng bởi dạng muối, lượng dùng, liều dùng, và kích cỡ hoặc lượng sắt dự trữ.
Phân bố:
Một khi được hấp thu ở ruột non, sắt được vận chuyển trong máu gắn với transferrin. Khoảng 60 % đến 70% sắt được dùng để tạo hemoglobin trong tuỷ xương, trong khi 5% kết hợp với myoglobin nội bào (trong dự trữ và sử dụng oxy). Chỉ một lượng nhỏ nhưng rất cần thiết cho chức năng của enzym trong sự chuyển hoá oxy hoá và là thành phần của cytochrom trong chuỗi phosphoryl hoá oxy hoá.
Phần còn lại, khoảng 20% đến 30%, được dự trữ ở gan và chủ yếu ở hệ thống lưới nội mô ở dạng ferritin. Ferritin lưu thông trong máu phản ánh chính xác lượng sắt dự trữ và được xem như một chỉ số đáng tin cậy trong thiếu hụt sắt.
Hai nơi dự trữ sắt chủ yếu là hệ thống lưới nội mô và tế bào gan, cơ cũng là kho dự trữ sắt
Thải trừ:
Không có con đường thải trừ chính cho sắt hấp thu. Sản phẩm và sự thoái hoá hồng cầu, chiếm khoảng 2/3 lượng sắt trong cơ thể, là nhân tố chính liên quan đến sự thay đổi lượng sắt (khoảng 30 mg/ngày ở người trưởng thành), nhưng lượng sắt này gần như được tái sử dụng để tống hợp hemoglobin. Tốc độ thoái hoá của các hợp chất sắt ở các mô khác nhau, phụ thuộc tốc độ thoái hoá chung của loại tế bào/cấu trúc trong tế bào với thanh phần mà chúng liên kết.
Acid folic
Hấp thu:
Acid folic và monoglutamyl folat được hấp thu chính ở hỗng tràng bởi một cơ chế thông qua trung gian vận chuyển bão hòa, phụ thuộc năng lượng và pH.
Phân bố:
Folate được hấp thu, có thể trải qua chuyển hoá sinh học trong niêm mạc hấp thu, sau đó được vận chuyển thông qua tĩnh mạch mạc treo đến tĩnh mạch cửa gan và đến gan và bị thải trừ (chuyển hoá lần đầu ở gan).
Folate được phân bố đến tất cả các mô trong cơ thể. Có lẽ có một quá trình vận chuyển chuyên biệt qua màng tế bào. Folat được tập trung chủ yếu ở dịch tuỷ sống.
Chuyến hóa sinh học:
Chuyển hoá của acid folic và folat tự nhiên xảy ra trước khi vào hệ tuần hoàn. Trong quá trình vận chuyển qua niêm mạc ruột, dihydrofolat reductase (DHFR) biển đổi folat thành dihydrofolat (DHF), và sau đó thành THF. THF bị chuyển đổi thông qua serin hydroxymethyltransferase (SHMT) thành 5,10-methylene-THF, và thành 5-methyl-THF thông qua 5,10-methylentetrahydrofolat reductase (MTHFR). 5-methyl-THF được phóng thích vào hệ thống tuân hoàn là những loại folat hoạt tính mạnh hơn, và được dễ dàng vận chuyến vào mô ngoại vi.
Thải trừ:
Ở mức độ hấp thu thấp folat, sự thải trừ phần lớn xảy ra thông qua mật. Đa số được tái hấp thu thống qua chù trình gan ruột. Folat cũng được lọc ở cầu thận, nhưng được tái hấp thu chính ở những mức sinh lý thông qua FR. Chỉ ở mức độ hấp thu cao, và nồng độ huyết thanh cao hơn, thì lượng đáng kể folate mất qua phân và nước tiểu. Điêu này xảy ra khi nồng độ huyết thanh vượt quá 45 nmol/L.
Luôn dùng thuốc chính xác theo sự hướng dẫn bác sĩ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn.
Viên nên được uống khi bụng đói hoặc trong bữa ăn. uống cả viên với nước. Không được mút, nhai hay ngậm trong miệng.
Một số loại thức ăn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Vì vậy nên dùng cách 2 đến 3 giờ khi uống Ferrola với các thực phẩm sau: Trà, cà phê, trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, bánh mì tư bột lúa mì, các loại ngũ cốc khác và chất xơ.
Liều khuyến cáo là 1 đến 2 viên x 3 lần/ngày.
Phụ nữ có thai: Liều khuyến cáo để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt đồng thời với acid folic là 1 viên/ngày, để điều trị thiếu máu là 1 viên x 3 lần/ngày.
Trẻ em lớn hơn 12 tuổi và vị thành niên (< 18 tuổi): Liều khuyến cáo là 1-2 viên x 3 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Sừ dụng sắt quá liều cấp tính
Ngay cả những liều thấp vẫn có thể gây ra các dấu hiệu độc tính, liều 20 mg/kg hoặc liều cao hơn của sắt có thế gây độc; ở trẻ em, liều 60 mg/kg là đặc biệt nguy hiềm. Liều tử vong ước chừng hơn 150 mg/kg. Trong hầu hết trường hợp, nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 5 mcg/ml hoặc cao hơn là dấu hiệu của việc ngộ độc nghiêm trọng. Muối sắt dùng ở liều cao gây độc tính nhưng đến mức tử vong ở người lớn thì hiếm gặp. Hầu hết các ca tử vong là trẻ em.
Pha 1, trong vòng 6 giờ sau khi uống
Những dấu hiệu ban đầu của việc quá liều: Độc tính trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn (dịch dạ dày kèm máu, sẫm màu), tiêu chảy, đau bụng và có máu trong phân. Những dấu hiệu khác như xanh xao, dà tím tái, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, trụy tim mạch, buồn ngủ, mệt moi, ức chế thần kinh trung ương từ suy giảm vận động đến hôn mê. Tăng đường huyết, nhiễm toan chuyển hóa, thở gấp cũng có thê xảy ra.
Trong trường hợp nghi ngờ quá liều, nên chữa trị ngay. Trong trường hợp ngộ độc nhẹ hay trung bình, bệnh nhân nói chung không tiến đến pha kế tiếp.
Pha 2, 6-24 giờ sau khi uống
Tình trạng cải thiện tạm thời, các thông số lâm sàng ổn định.
Pha 3, hơn 24 giờ sau khi ngộ độc
Sau thời gian tiềm ẩn sẽ xảy ra tái phát, trong khoảng 24-48 giờ sau ngộ độc, các pha có thể tuần tự lặp lại, những dấu hiệu xuất hiện lại là các rối loạn hệ tiêu hóa, shock, nhiễm toan chuyển hóa, co giật, hạ đường huyết, rối loạn tụ máu, hôn mê, xơ gan và vàng da, thiểu niệu hoặc viêm thận, phù phổi.
Pha 4, nhiều tuần sau ngộ độc
Tắc nghẽn đường tiêu hóa và tốn thương gan kéo dài có thể diễn ra.
Điều trị
Các bước sau được khuyến cáo nhằm giảm thiểu hoặc ngăn ngừa hấp thu thêm sắt:
Ngộ độc sắt mạn tính
Bệnh nhân bị rối loạn hấp thu và lưu trữ sắt dễ phát triển ngộ độc sắt mạn tính.
Ngộ độc acid folic cấp và mạn tính
Nguy cơ ngộ độc thấp, do nó là một phân tử tan trong nước và dễ dàng được thải ra ngoài qua nước tiếu. Ngộ độc acid folic cấp và mạn tính không có dấu hiệu lâm sàng cụ thể. Việc chẩn đoan được dựa trên tiền sử sử dụng thuốc và đánh giá trên từng tình huống. Các ca ngộ độc acid folic chưa được ghi nhận trong các y văn thế giới.
Điều trị
Trong trường hợp ngộ độ acid folic nghiêm trọng có thể tiến hành thẩm phân máu.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Ferrola bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR):
Viên bao tan trong ruột Ferrola* cũng có thế gây ra các tác dụng không mong muốn mặc dù không phải bệnh nhân nào cũng mắc phải.
Tần suất xảy ra phản ứng không mong muốn có thể được phân theo các mức sau:
Rất thường gặp (≥ 1/10);
Thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10);
Ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100);
Hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000);
Rất hiếm gặp (< 1/10.000);
Không rõ tần suất chưa được xác định từ các dữ liệu hiện có.
Rối loạn chức năng tiêu hóa
Rối loạn hệ thần kinh
Rối loạn da và mô dưới da
Rối loạn chức năng hô hấp
Rối loạn hệ miễn dịch:
* Lưu hành trên thị trường: Những tác dụng không mong muốn đã được báo cáo trong suốt các giám sát khi lưu hành.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Trong trường hợp bệnh nhân bị loét miệng, hay phản ứng dị ứng nặng (shock phản vệ) phải được cấp cứu lập tức.
Hãy thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc, kể cả các tác dụng không mong muốn được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Ferrola chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:
Trước khi bắt đầu điều trị, phải xác định được thiếu máu loại nào. Việc chữa trị chỉ nên được bắt đầu khi có chứng cứ đây là bệnh thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.
Thiếu máu hồng cầu to
Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu to, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân bệnh. Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu to do thiếu máu ác tính, sử dụng acid folic có thế cải thiện tạm thời các thông số huyết học, nhưng những tổn thương thần kinh sẽ nặng hơn. Vì việc không xác định rõ nguyên nhân thật sự của thiếu máu có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Do đó, thiếu máu ác tính cần được xác định rõ nguyên nhân trước khi sử dụng acid folic.
Nếu chữa trị bằng đường uống không hiệu quả sau 3 tuần, việc chừa trị nên được đánh giá lại.
Cần thận trọng khi dùng các chế phẩm chứa sắt ở bệnh nhân rối loạn hấp thu hay dự trữ sắt như lắng đọng haemosiderin, nhiễm sắc tố sắt, haemoglobin niệu.
Việc dùng thuốc cũng cần thận trọng ở bệnh nhân bị các bệnh lý đường tiếu hóa như viêm ruột, viêm ruột thừa hoặc các tình trạng tắc nghẽn ruột (nguy cơ viêm loét).
Các chế phẩm chứa sắt làm phân có màu đen, có thể làm dương tính giả các thử nghiệm được dùng để xác định xuất huyết trong phân.
Do nguy cơ loét miệng và đổi màu răng, không nên ngậm hay nhai viên, nên nuốt nguyên viên với nước.
Thuốc có chứa lactose (đường sữa), bệnh nhân mắc chứng không dung nạp galactose di truyền, hấp thu kém glucose-galactose hoặc thiếu hụt lactase không nên dùng thuốc.
Ferrola không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nhẹ lên khả năng điều khiển xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai:
Việc bổ sung sắt và acid folic cho phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được áp dụng rộng rãi mà không làm tăng nguy cơ dị tật hay các ảnh hưởng không có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp lên bào thai. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt và acid folic trong thai kỳ được chấp nhận, an toàn và có ích cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Nhu cầu folat hằng ngày tăng lên khi mang thai, các hướng dẫn liên quan đến dự phòng các dị tật ống thần kinh khuyến cáo rằng mỗi ngày cần bổ sung 0,4 mg acid folic cho tất cả phụ nữ mang thai; trong khi chỉ những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao thai nhi bị dị tật ống thần kinh được khuyến cáo dùng acid folic ở liều cao hơn: 4 đến 5 mg mỗi ngày.
Phụ nữ thiếu máu do thiêu sắt nên sử dụng 100-200 mg sắt nguyên tố hằng ngày. Mỗi ngày bố sung 40 đến 100 mg phù hợp để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ơ 80-90% phụ nữ mang thai.
Thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt folat do mang thai: Dùng mỗi ngày 5 mg acid folic trong 4 tháng, vân bổ sung lượng folat cần thiết cho thai kỳ cho đến khi sinh
Thời kỳ cho con bú:
Bởi vì sắt và acid folic đều vào được sữa mẹ, do vậy cần phải đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú.
Sử dụng đồng thời các chế phẩm chứa sắt với dimercaprol (thuốc giải độc khi ngộ độc các chất vô cơ hay hữu cơ) có thể dẫn đến biến chứng ngộ độc, vì vậy trong khi điều trị với dimercaprol không sử dụng các chế phẩm có chứa sắt.
Các hợp chất chứa nhôm, calci và magie - bao gồm các thuốc kháng acid và các chế phẩm bổ sung calci và magie cũng có thể làm giảm hấp thu sắt.
Dùng sắt đường uống ức chế hấp thu tetracylin đường uống ở hệ tiêu hóa và ngược lại, tetracylin ức chế sự hấp thu sắt.
Sử dụng đồng thời sắt và muối kẽm có thể làm giảm hấp thu của sắt và/hoặc kẽm trong hệ tiêu hóa.
Sử dụng đồng thời sắt và chotestyramin có thể làm giảm hấp thu sắt. Ở những bệnh nhân điều trị với trientin (bệnh Wilson), trong những trường hợp phải cùng lúc điều trị với sắt, sắt có thể làm giảm hoạt lực của trientin khi dùng chung.
Sử dụng đồng thời sắt và omeprazole hoặc các chất ức chế bơm proton khác có thể làm giảm sinh khả dụng của sắt.
Sử dụng đổng thời sắt và chlọramphenicol có thể làm giảm hiệu quả của sắt.
Sử dụng đồng thời sắt và cefdinir có thể làm giảm hiệu quả cefdinir.
Muối sắt có thể làm giảm hấp thu dẫn đến giảm hiệu quả lâm sàng của những hoạt chất như bisphosphonat, entacapon, các fluoroquinolon (như ciprofloxacin), levodopa, methyldopa, mycophenolat mofetil, penicillamin và levothyroxin.
Acid folic có thể làm giảm nồng độ phenytoin trong huyết tương và các thuốc chống động kinh barbiturat.
Khoảng cách của các lần dùng Ferrola với các thuốc nêu trên nên cách nhau 2 đến 3 giờ. Acid ascorbic có thể làm tăng hấp thu sắt.
Các thuốc như thuốc chống động kinh (như phenytoin, phenobarbital, carbamazepin), thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kháng lao, rượu hoặc thuốc chủ vận acid folic (như methotrexat, pyrimethamin, triamteren và trimethoprim) có thể làm nồng độ acid folic trong huyết tương giảm do giảm sự hấp thu folat.
Dùng các chế phẩm có muối sắt cùng với thức ăn có thể làm giảm hấp thu, sử dụng cùng lúc với trà, cà phê, sản phẩm từ sữa, trứng và các sản phẩm từ lúa mì nguyên hạt có thế làm giảm hấp thu sắt. Vì thế dùng sắt trước hoặc sau khi dùng các thuốc hay các loại thức ăn trên cách 2-3 giờ.
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30oC trong bao bì gốc, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.
Hỏi đáp (0 bình luận)