Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ tim mạch & tạo máu/
  4. Các loại thuốc tim mạch khác
Thuốc Naftizine 200mg Shine Pharma điều trị triệu chứng đau cách hồi (3 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Shine Pharma

Thuốc Naftizine 200mg Shine Pharma điều trị triệu chứng đau cách hồi (3 vỉ x 10 viên)

000388340 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Các loại thuốc tim mạch khác

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 3 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Naftidrofuryl oxalate

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ME DI SUN

Số đăng ký

VD-25512-16

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Naftizine là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Medisun, có thành phần chính là Naftidrofuryl oxalate. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng đau cách hồi của viêm động mạch tắc nghẽn mãn tính chi dưới (giai đoạn II), điều trị chứng sa sút trí tuệ người già, mất khả năng nhận thức (ngoại trừ bệnh Alzheimer); đề nghị điều trị sau tai biến hay bệnh lý thiếu máu cục bộ não; điều trị hỗ trợ hội chứng Raynaud; điều trị các di chứng sau đột quỵ (như rối loạn vận động và cảm giác).

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Naftizine 200mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Naftizine 200mg

Thành phần cho 1 viên

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Naftidrofuryl oxalate

200mg

Công dụng của Thuốc Naftizine 200mg

Chỉ định

Thuốc Naftizine được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng đau cách hồi của viêm động mạch tắc nghẽn mãn tính chi dưới (giai đoạn II).
  • Điều trị chứng sa sút trí tuệ người già, mất khả năng nhận thức (ngoại trừ bệnh Alzheimer).
  • Được đề nghị điều trị sau tai biến hay bệnh lý thiếu máu cục bộ não.
  • Điều trị hỗ trợ hội chứng Raynaud.
  • Điều trị các di chứng sau đột quỵ (như rối loạn vận động và cảm giác).

Dược lực học

Thuốc chống co mạch.

Naftidrofuryl có tác động ức chế thụ thể 5 HT2, tác dụng gây co mạch trên động vật và tác dụng gây kết tập tiểu cầu của sérotonine trên động vật và trên người.

Dược động học

Hấp thu: Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa: 2 đến 3 giờ sau khi uống, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương.

Phân phối: Tỉ lệ gắn với protein huyết tương chiếm 80%. Naftidrofuryl qua được hàng rào máu não và có thể cả hàng rào nhau thai.

Chuyển hóa: Naftidrofuryl chủ yếu được chuyển hóa bằng quá trình thủy phân, cho ra nhiều chất chuyển hóa không có hoạt tính khác nhau.

Đào thải: Khoảng 80% thuốc uống vào được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa đã được liên hợp. Thời gian bán thải của thuốc vào khoảng từ 3 đến 4 giờ.

Cách dùng Thuốc Naftizine 200mg

Cách dùng

Thuốc dạng viên dùng đường uống. Uống thuốc với ít nhất 1 ly nước đầy để tránh viên thuốc đọng ở thực quản gây kích ứng và loét thực quản.

Liều dùng

Đối với bệnh viêm động mạch chi dưới và tại biển mạch máu não: 3 viên mỗi ngày, chia làm 3 lần, tương đương với 600 mg naftidrofuryl oxalate/ngày.

Đối với những trường hợp sa sút trí tuệ người già, mất khả năng nhận thức, sau tai biến thiếu máu cục bộ não, hội chứng Raynaud: 2 viên mỗi ngày, chia làm 2 lần, tương đương với 300 mg đến 400 mg naftidrofuryl oxalate/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Dùng thuốc quá liều theo đường uống, ngộ độc cấp tính có thể được biểu hiện những rối loạn nhận thức, co giật.

Hướng xử lý: Rửa dạ dày, có thể dùng than hoạt tính, theo dõi các dấu hiệu sống, điều trị hỗ trợ.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Naftizine, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:

Ngoại lệ:

  • Một vài trường hợp bị tổn thương gan đã được ghi nhận.
  • Một vài bệnh nhân không dùng nước để uống thuốc, sau đó đi ngủ, thuốc không xuống được dạ dày gây hiện tượng viêm thực quản tại chỗ.

Thỉnh thoảng:

  • Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy);
  • Chóng mặt, nhức đầu, kích thích, rối loạn giấc ngủ;
  • Phản ứng da;
  • Viêm gan.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Naftizine chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Block nhĩ thất.

Thận trọng khi sử dụng

Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Bệnh nhân suy tim nặng, rối loạn dẫn truyền.
  • Naftidrofuryl không có tác dụng hạ áp huyết, do đó không thể dùng để điều trị cao huyết áp.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây buồn ngủ nên sử dụng được cho người lái xe và vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Do chưa có những nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai, cho con bú nên chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tương tác thuốc

Có tác dụng cộng hưởng giữa Naftidrofuryl và các thuốc chống loạn nhịp chẹn Beta.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh NhậtĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)