Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên

Đã kiểm duyệt nội dung

33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Hội chứng Raynaud là tình trạng co thắt mạch làm giảm lưu lượng máu đến ngón tay, ít khi xảy ra ở ngón chân. Hiện tượng này làm thay đổi màu sắc vùng da bị ảnh hưởng trở nên trắng hoặc xanh kèm theo cảm giác lạnh và tê buốt. Nhiệt độ lạnh và stress có thể gây ra các đợt hiện tượng Raynaud. Hội chứng này thường gặp ở lứa tuổi trẻ, xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam với tỷ lệ chiếm tới 80 - 90%.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung hội chứng raynaud

Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Thường biểu hiện ở các ngón tay, và ít xảy ra ở các ngón chân. Hiếm khi xảy ra ở mũi, tai, hoặc môi. Hiện tượng này khiến vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng và sau đó là màu xanh, thường kèm theo cảm giác tê hay đau. Khi được tưới máu trở lại, các vùng này chuyển sang màu đỏ và nóng rát. Hội chứng Raynaud thường kéo dài vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ, được kích hoạt bởi lạnh hay cảm xúc căng thẳng.

Hiện tượng Raynaud có thể tự xảy ra (hiện tượng Raynaud sơ cấp), hoặc có thể liên quan đến một tình trạng bệnh lý khác (hiện tượng Raynaud thứ phát).

Triệu chứng hội chứng raynaud

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Raynaud

Hội chứng có các biểu hiện đặc trưng sau đây:

Thay đổi màu sắc da từ hồng hào sang trắng hoặc tím xanh, da bị tê rần.

Rối loạn cảm giác, thay đổi cảm giác ở những khu vực bị ảnh hưởng sẽ có cảm giác tê, dị cảm hay đau nhức.

Biến chứng hoại tử nếu tình trạng co thắt mạch diễn ra trong thời gian dài.

Xem ngay chi tiết: Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng chẩn đoán hội chứng Raynaud

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Hội chứng Raynaud 5
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ

Nguyên nhân hội chứng raynaud

Nguyên nhân chính gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ cơ chế bệnh sinh.

Nguyên nhân thứ phát gây ra hội chứng Raynaud có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác:

Lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp hoặc xơ vữa động mạch…

Bệnh lý tuyến giáp.

Hành động lặp đi lặp lại làm tổn thương động mạch ở tay và chân như đánh máy, chơi piano.

Từng gặp chấn thương ở tay, chân.

Hút thuốc lá làm cho các mạch máu bị co thắt.

Thuốc: Các thuốc giảm đau đầu hay nhóm thuốc điều trị ung thư, dị ứng, ăn kiêng, thuốc tránh thai và thuốc chẹn beta có thể gây ra hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud 4
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Raynaud
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh hội chứng raynaud

Nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao hơn mắc hội chứng Raynaud?

Nhóm những người có nguy cơ cao mắc hội chứng Raynaud là:

  • Tiền sử gia đình mắc phải hội chứng Raynaud, nhất là bố mẹ và anh chị em ruột;
  • Sống ở khu vực có khí hậu lạnh;
  • Nữ giới, trong độ tuổi từ 15 đến 30;
  • Mắc các bệnh như xơ cứng bì, lupus, bệnh lý tuyến giáp;
  • Yếu tố nghề nghiệp: Làm các công việc phải thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên gây ra các chấn thương như công nhân phải dùng máy khoan, công nhân đóng gói thịt cá đông lạnh, đánh máy, đàn piano…
  • Hút thuốc lá;
  • Dùng thuốc chẹn beta, ergotamine, thuốc điều trị ung thư, hỗ trợ ăn kiêng,…

Nên tránh những loại thực phẩm nào khi mắc bệnh Raynaud?

Khi nào triệu chứng hội chứng Raynaud trở nên nghiêm trọng đến mức bạn cần gặp bác sĩ?

Hội chứng Raynaud có thể chữa khỏi không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu hội chứng Raynaud không được điều trị?

Hỏi đáp (0 bình luận)