Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ thần kinh trung ương/
  4. Thuốc chống loạn thần
Viên nén Ozip-5 Medley điều trị loạn thần, tâm thần phân liệt (10 vỉ x 10 viên)
Viên nén Ozip-5 Medley điều trị loạn thần, tâm thần phân liệt (10 vỉ x 10 viên)
Viên nén Ozip-5 Medley điều trị loạn thần, tâm thần phân liệt (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Medley Pharma

Viên nén Ozip-5 Medley điều trị loạn thần, tâm thần phân liệt (10 vỉ x 10 viên)

000056900 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc chống loạn thần

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Glôcôm góc đóng nguyên phát, Dị ứng thuốc

Xuất xứ thương hiệu

Ấn Độ

Nhà sản xuất

Ozip

Số đăng ký

VN-5522-10

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Ozip của Công ty Medley Pharmaceuticals Limited sản xuất, thành phần chính là olanzapin, là thuốc điều trị các bệnh hướng tâm thần như tâm thần phân liệt.

Nước sản xuất

Ấn Độ

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Viên nén Ozip-5 là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Viên nén Ozip-5

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Olanzapine

5mg

Công dụng của Viên nén Ozip-5

Chỉ định

Thuốc Ozip được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Ðiều trị tấn công và điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, cũng như các bệnh loạn thần khác mà có những biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính (ví dụ như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ, thù địch và nghi ngờ) và/hoặc các triệu chứng âm tính (ví dụ như cảm xúc phẳng lặng, lãnh đạm, thu mình lại, ngôn ngữ nghèo nàn). 

Olanzapin cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của cảm xúc thứ phát thường đi kèm với bệnh tâm thần phân liệt và các rối loạn tương tự. Olanzapin có hiệu quả để duy trì tình trạng lâm sàng cải thiện khi tiếp tục điều trị bằng olanzapin ở những người bệnh đã có đáp ứng với lần điều trị đầu tiên.

Dược lực học

Olanzapin là thuốc chống loạn thần có hoạt tính dược lý học rộng trên một số hệ receptor. Olanzapin có ái lực mạnh hơn với receptor của serotonin 5HT2 in vitro so với D2 và hoạt tính 5HT2 in vivo mạnh hơn so với hoạt tính D2.

Trong một nghiên cứu liều uống duy nhất (10 mg) dùng phương pháp chụp rơngen cắt lớp phát positron (Positron Emission Tomography, PET) ở những người tình nguyện khỏe mạnh, olanzapin chiếm giữ receptor 5HT2A nhiều hơn so với receptor dopamin D2. Hơn nữa, một nghiên cứu hình ảnh dùng phương pháp chụp rơngen cắt lớp phát photon đơn điện toán (Single Photon Emission Computerised Tomography, SPECT) ở những người bệnh tâm thần phân liệt cho thấy những người bệnh đáp ứng với olanzapin chiếm giữ D2 của thể vẫn ít hơn so với những những người bệnh đáp ứng với risperidon và một số thuốc chống loạn thần khác, nhưng tương đương với những những người bệnh đáp ứng với clozapin.

Cả hai trong hai thử nghiệm có kiểm chứng bằng placebo và hai trong ba thử nghiệm có kiểm chứng bằng chất so sánh trên 2.900 bệnh nhân tâm thần phân liệt với cả hai triệu chứng dương tính và âm tính, thấy olanzapin đã cải thiện nhiều hơn có ý nghĩa thống kê các triệu chứng dương tính cũng như âm tính.

Dược động học

Olanzapin hấp thu tốt và đạt nồng độ đỉnh khoảng 6 giờ sau khi uống. Đào thải mạnh qua lần chuyển hoá đầu tiên, khoảng 40% thuốc bị chuyển hoá trước khi vào đại tuần hoàn. Thức ăn không có ảnh hưởng tới tốc độ và mức độ hấp thu olanzapin.

Thời gian bán thải là 21 - 54 giờ. Olanzapin phân bố rộng khắp trong cơ thể. Kết hợp 93% vào protein huyết tương.

Khi uống liều duy nhất olanzapin đánh dấu bằng 14C, chỉ thấy 7% liều uống olanzapin thải qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn, chứng tỏ olanzapin chuyển hoá mạnh. Khoảng 57% liều dùng thải qua nước tiểu và 30% qua phân.

Cách dùng Viên nén Ozip-5

Cách dùng

Thuốc Ozip được dùng đường uống.

Liều dùng

Liều khuyên dùng khởi đầu của olanzapin là 10 mg, dùng một lần trong 24 giờ mà không cần chú ý đến bữa ăn. Sau này có thể điều chỉnh liều hằng ngày tùy theo tình trạng lâm sàng, thay đổi từ 5 mg đến 20 mg trong 24 giờ. Chỉ được tăng liều cao hơn liều thông thường 10 mg trong 24 giờ, nghĩa là dùng liều 15 mg trong 24 giờ hoặc cao hơn, sau khi đã có đánh giá lâm sàng thích hợp.

Trẻ em: Olanzapin chưa được nghiên cứu ở người dưới 18 tuổi.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Cần tính đến khả năng rắc rối khi dùng nhiều loại thuốc. Khi gặp ngộ độc cấp tính, cần kiểm soát đường thở và đảm bảo cung cấp oxy và thông khí đầy đủ. Cũng nên rửa dạ dày (sau khi đặt ống nội khí quản nếu bệnh nhân bất tỉnh), uống than hoạt và thuốc nhuận tràng, cần bắt đầu ngay lập tức theo dõi tim mạch, bao gồm theo dõi liên tục điện tâm đồ để phát hiện loạn nhịp tim có thể xảy ra.

Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu với olanzapine. Vì vậy, cần bắt đầu các biện pháp điều trị hỗ trợ thích hợp như truyền dịch vào tĩnh mạch và/hoặc thuốc cường giao cảm (không dùng adrenaline, dopamine hoặc các chất cường giao cảm khác có hoạt tính chủ vận beta, vì kích thích beta có thể làm xấu thêm hiện tượng hạ huyết áp trong hoàn cảnh phong bế alpha của olanzapine, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ cho đến khi bệnh nhân hồi phục.

Làm gì khi quên 1 liều?

Uống liều đã quên ngay khi nhớ. Nếu gần đến giờ uống liều kế tiếp, bỏ qua liều quên và uống thuốc theo liều khuyến cáo kế tiếp. Không uống liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Ozip, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất với olanzapin là buồn ngủ và tăng cân. Các tác dụng không mong muốn khác bao gồm tăng thèm ăn, phù ngoại biên, hiếm gặp tăng nồng độ creatine-kinase.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc. 

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Ozip chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh đã có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. 

  • Người bệnh đã có nguy cơ bệnh glaucome góc hẹp.

Thận trọng khi sử dụng

Những bệnh kèm theo : Olanzapin có hoạt tính kháng cholinergic in vitro, nhưng trong các thử nghiệm lâm sàng, các triệu chứng liên quan xuất hiện với tỉ lệ thấp. Do kinh nghiệm lâm sàng dùng olanzapin ở những người bệnh có các bệnh kèm theo còn ít, nên cẩn thận khi kê toa olanzapin cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, tắc ruột liệt, hoặc các tình trạng liên quan.

Thuốc có chứa lactose. Bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp khi không dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose - galactose không nên dùng thuốc này.

Các enzym gan transaminase, ALT, AST đôi khi tăng thoáng qua, không có biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu của đợt điều trị. Cần cẩn thận theo dõi các bệnh nhân có tăng ALT hoặc/và AST, bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng suy gan, bệnh nhân đã có sẵn các tình trạng chức năng gan hạn chế và bệnh nhân đang dùng các thuốc có độc tính trên gan. Trong trường hợp tăng ALT và/hoặc AST khi đang điều trị, cần theo dõi và cân nhắc giảm liều.

Cũng như với các thuốc chống loạn thần khác, cần cẩn thận khi dùng olanzapin ở những người bệnh có số lượng bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính thấp do bất cứ nguyên nhân nào, người bệnh có tiền sử ức chế/ngộ độc tủy xương do thuốc, người bệnh có ức chế tủy xương do bệnh kèm theo, xạ trị liệu hoặc hóa trị liệu, và người bệnh có các tình trạng tăng bạch cầu ưa eosin hoặc bệnh tăng sinh tủy xương. Bệnh nhân có tiền sử mất bạch cầu hạt hoặc giảm bạch cầu trung tính do dùng clozapin nhưng không có giảm số lượng bạch cầu trung tính sau khi dùng olanzapin.

Hội chứng an thần kinh ác tính (Neuroleptic Malignant Syndrome): Cần ngừng ngay tất cả các loại thuốc chống loạn thần kể cả olanzapin. Khi bệnh nhân có các biểu hiện và triệu chứng của hội chứng an thần kinh ác tính hoặc khi có sốt cao không rõ nguyên nhân mà không có các biểu hiện lâm sàng của hội chứng an thần kinh ác tính.

Cần cẩn thận khi dùng olanzapin ở người bệnh có tiền sử động kinh hoặc có những yếu tố làm giảm ngưỡng động kinh. Động kinh hiếm khi xảy ra ở những người bệnh khi điều trị bằng olanzapin. Phần lớn những người bệnh này có tiền sử động kinh hoặc có những yếu tố nguy cơ của bệnh động kinh.

Loạn vận động muộn: Trong các nghiên cứu so sánh trong thời gian 1 năm hoặc ít hơn, tỷ lệ tai biến chứng loạn vận động ở bệnh nhân khi điều trị olanzapin thấp hơn có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nguy cơ loạn vận động muộn tăng lên khi dùng thuốc chống loạn thần trong thời gian dài, nên cần giảm liều hoặc ngừng thuốc khi xuất hiện các dấu hiệu hoặc các triệu chứng này. Những triệu chứng loạn vận động muộn có thể nặng lên theo thời gian hoặc thậm chí xuất hiện sau khi ngừng điều trị.

Vì olanzapin có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương, nên phải cẩn thận khi dùng kết hợp với các thuốc khác cũng tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và rượu. Vì olanzapin thể hiện tính đối kháng với dopamin in vitro, nên olanzapin có thể đối kháng với tác dụng của các chất chủ vận dopamin gián tiếp và trực tiếp. Hạ huyết áp tư thế ít khi xảy ra ở những người lớn tuổi khi dùng olanzapin khi theo dõi lâm sàng. Cũng như những thuốc chống loạn thần khác, nên đo huyết áp định kỳ ở những người bệnh trên 65 tuổi.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Người bệnh nên dùng cẩn thận thuốc này khi lái xe hoặc điều khiển máy móc vì olanzapin có thể gây buồn ngủ.

Thời kỳ mang thai 

Không có các nghiên cứu kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ ở người mang thai. Phụ nữ được khuyên nên báo cho thầy thuốc nếu họ có thai hoặc có ý định mang thai khi đang dùng olanzapin. Do kinh nghiệm còn hạn chế ở người, chỉ nên dùng thuốc này ở người mang thai khi lợi ích đem lại hơn hẳn mối nguy hại cho bào thai.

Thời kỳ cho con bú

Olanzapin được bài xuất vào sữa có thể gây ra các tác dụng ức chế thần kinh trung ương ở trẻ bú mẹ do vậy cần tránh không sử dụng olanzapin cho phụ nữ đang cho con bú hoặc không cho con bú khi bắt buộc phải điều trị cho người mẹ.

Tương tác thuốc

Khả năng những thuốc khác ảnh hưởng đến olanzapin: 

Thuốc kháng acid (magnesi, nhôm) hoặc cimetidin liều duy nhất không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của olanzapin dùng đường uống. Tuy nhiên, dùng đồng thời than hoạt sẽ làm giảm sinh khả dụng của olanzapin đường uống từ 50 đến 60%. 

Chuyển hóa của olanzapin có thể bị cảm ứng do hút thuốc (độ thanh thải của olanzapin thấp hơn 33% và thời gian bán thải dài hơn 21% ở những người không hút thuốc so với những người hút thuốc) hoặc điều trị bằng carbamazepin (độ thanh thải tăng 44% và thời gian bán thải giảm 20% khi điều trị bằng carbamazepin). Hút thuốc và điều trị bằng carbamazepin gây cảm ứng hoạt tính P450 - 1A2. 

Dược động học của theophyllin, một thuốc chuyển hóa nhờ P450 - 1A2, không thay đổi khi dùng olanzapin. Chưa có nghiên cứu về tác dụng của những chất ức chế mạnh hoạt tính P450 - 1A2 trên dược động học của olanzapin.

Khả năng olanzapin ảnh hưởng đến những thuốc khác: 

Trong các thử nghiệm lâm sàng dùng liều duy nhất olanzapin, không có sự ức chế chuyển hóa của imipramin/desipramin (P450 - 2D6 hoặc P450 - P3A/1A2), warfarin (P450 - 2C9), theophyllin (P450 - 1A2), hoặc diazepam (P450 - 3A4, và P450 - 2C19). Olanzapin cũng không có tương tác khi dùng chung với lithi hoặc biperiden. Đã nghiên cứu khả năng của olanzapin làm ức chế chuyển hóa thông qua 5 cytochrome chủ yếu in vitro.

Những nghiên cứu này cho thấy hằng số ức chế đối với 3A4 (491 mm), 2C9 (751 mm), 1A2(36 mm), 2C19(920 mm), 2D6 (89 mm), mà khi so sánh với nồng độ huyết tương olanzapin là 0,2 mm, có nghĩa là sự ức chế tối đa của những hệ thống P450 do olanzapin thấp hơn 0,7%. Chưa rõ sự liên quan đến lâm sàng của những kết quả này. Nồng độ olanzapin lúc ổn định không ảnh hưởng đến dược động học của ethanol. Tuy nhiên, tác dụng hiệp đồng về dược lực học như gây tăng an thần có thể xảy ra khi dùng ethanol cùng với olanzapin.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC, nơi khô ráo.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • 0

    0965xxxxxx

    cho mình xin giá
    10 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Đặng Thị Cẩm TiênQuản trị viên

      Chào Bạn,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Nykob 5mg General Pharm điều trị tâm thần phân liệt (28 viên) có giá 145.600đ/ hộp , xem thêm thông tin sản phẩm tại link.Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.Thân mến!


      10 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời