Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tâm thần/
  4. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần, đặc trưng bởi sự thay đổi đột ngột giữa cảm xúc hưng phấn và trầm cảm. Người bệnh trải qua các giai đoạn hưng cảm với tâm trạng cao và năng lượng tăng, xen kẽ với giai đoạn trầm cảm sâu, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc và duy trì mối quan hệ hàng ngày.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trước đây được gọi là hưng trầm cảm, là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ bao gồm cảm xúc cao (hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ) và thấp (trầm cảm).

Khi bị trầm cảm, bệnh nhân cảm thấy buồn, tuyệt vọng và mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động. Khi tâm trạng chuyển sang hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ (ít cực đoan hơn hưng cảm), bệnh nhân cảm thấy hưng phấn, tràn đầy năng lượng hoặc cáu kỉnh bất thường. Những thay đổi tâm trạng này có thể ảnh hưởng đến năng lượng hoạt động, hành vi, giấc ngủ, khả năng phán đoán và khả năng suy nghĩ rõ ràng.

Các giai đoạn thay đổi tâm trạng có thể hiếm khi hoặc xảy ra nhiều lần trong năm. Hầu hết bệnh nhân khởi phát một số triệu chứng cảm xúc giữa các đợt, nhưng một số lại không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào.

Mặc dù rối loạn lưỡng cực là một tình trạng kéo dài suốt đời, bệnh nhân có thể kiểm soát tâm trạng thất thường và các triệu chứng khác bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị.

Dựa trên đặc điểm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực được phân thành 3 loại:

  • Rối loạn lưỡng cực I: Xuất hiện ít nhất một giai đoạn hưng cảm toàn diện (tức là gây ảnh hưởng đến chức năng xã hội và nghề nghiệp bình thường), thông thường là các giai đoạn trầm cảm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ bằng nhau.
  • Rối loạn lưỡng cực II: Xuất hiện các giai đoạn trầm cảm chính với ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhưng không có giai đoạn hưng cảm chính thức. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ có phần cao hơn.
  • Rối loạn lưỡng cực không xác định: Có các đặc điểm lưỡng cực rõ ràng nhưng không đáp ứng các tiêu chí cụ thể cho các rối loạn lưỡng cực khác.

Bệnh rối loạn cyclothymic (rối loạn lưỡng cực chu kỳ): Kéo dài > 2 năm bao gồm cả giai đoạn hưng cảm và trầm cảm; tuy nhiên, những giai đoạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể cho một rối loạn trầm cảm lưỡng cực hoặc trầm cảm nặng.

Triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực bắt đầu với một giai đoạn cấp tính của các triệu chứng, sau đó là một đợt thuyên giảm và tái phát lặp lại. Các đợt thuyên giảm thường hoàn toàn, nhưng một số triệu chứng còn tồn tại ở nhiều bệnh nhân, và đối với một số người, khả năng làm việc bị suy giảm nghiêm trọng. Tái phát là những đợt rời rạc với các triệu chứng dữ dội hơn như hưng cảm, trầm cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp các đặc điểm trầm cảm và hưng cảm.

Các phát bệnh kéo dài từ vài tuần đến 3 - 6 tháng; các giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

Các chu kỳ thời gian từ khi bắt đầu đợt này đến đợt tiếp theo khác nhau giữa các bệnh nhân. Một số bệnh nhân có các đợt không thường xuyên, có lẽ chỉ một vài đợt trong suốt cuộc đời, trong khi những bệnh nhân khác có các dạng chu kỳ nhanh (thường được định nghĩa là ≥ 4 đợt/năm). Chỉ một số ít bệnh nhân luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm theo từng chu kỳ; trong hầu hết, một cực chiếm ưu thế.

Bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc thực hiện hành vi tự sát. Tỷ lệ tự tử trong suốt cuộc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực được ước tính là ít nhất 15 lần so với dân số chung.

Hưng cảm

Giai đoạn hưng cảm được xác định khi các triệu chứng kéo dài ≥ 1 tuần bao gồm: Tâm trạng tăng cao, hưng phấn hoặc dễ kích động, tăng hoạt động liên tục hướng đến mục tiêu hoặc tăng năng lượng đáng chú ý cộng với ≥ 3 triệu chứng bổ sung:

  • Tăng lòng tự trọng hoặc tính phóng đại;
  • Giảm nhu cầu ngủ;
  • Nói nhiều hơn bình thường;
  • Tư duy bị phân tán hoặc dồn dập;
  • Mất tập trung;
  • Tăng hoạt động có mục đích;
  • Tham gia quá nhiều vào các hoạt động có rủi ro cao (mua sắm nhiều, đầu tư kinh doanh không chắc chắn).

Bệnh nhân hưng cảm có thể tham gia vô độ, thái quá và bốc đồng vào các hoạt động giải trí có rủi ro cao khác nhau (ví dụ: Cờ bạc, thể thao nguy hiểm, quan hệ tình dục bừa bãi) mà không hiểu rõ về tác hại có thể xảy ra. Các triệu chứng nghiêm trọng đến mức họ không thể đi làm, học tập hoặc làm việc nhà. Các khoản đầu tư liều lĩnh, tiêu xài hoang phí và các lựa chọn cá nhân khác có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục được.

Bệnh nhân trong giai đoạn hưng cảm có thể ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ, thường có phong thái tỏ ra uy quyền, nói nhanh và không ngừng được. Bệnh nhân có thể tạo ra các liên tưởng tiếng kêu (những suy nghĩ mới được kích hoạt bởi âm thanh của từ chứ không phải ý nghĩa). Bệnh nhân dễ bị phân tâm, liên tục chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Tuy nhiên, họ có xu hướng tin rằng mình đang ở trạng thái tinh thần tốt nhất.

Sự thiếu hiểu biết và khả năng hoạt động ngày càng tăng thường dẫn đến hành vi gây tổn hại nguy hiểm. Sự xích mích giữa các cá nhân với nhau khiến bệnh nhân cảm thấy rằng họ đang bị đối xử bất công hoặc bị bức hại và có thể khiến họ trở thành mối nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Hoạt động trí óc tăng khiến bệnh nhân cảm thấy tư duy dồn dập và bác sĩ có thể đánh giá qua sự phân tán tư duy.

Rối loạn tâm thần hưng cảm là một biểu hiện cực đoan hơn với các triệu chứng loạn thần khó phân biệt với tâm thần phân liệt. Bệnh nhân có ảo tưởng cực kỳ hoành tráng hoặc bị khủng bố (ví dụ: Trở thành tâm linh hoặc bị cảnh sát truy đuổi), đôi khi có ảo giác. Mức độ hoạt động tăng lên rõ rệt; bệnh nhân có thể chạy, la hét, chửi thề hoặc hát. Tâm trạng không ổn định tăng lên, thường là kích động. Có thể xuất hiện mê sảng, mất hoàn toàn tư duy và hành vi.

Hưng cảm nhẹ

Giai đoạn hưng nhẹ cảm là một biến thể ít nghiêm trọng hơn của hưng cảm bao gồm một giai đoạn riêng biệt kéo dài ≥ 4 ngày với hành vi khác biệt rõ ràng với bản thân lúc bình thường, và bao gồm ≥ 3 trong số các triệu chứng bổ sung được liệt kê ở trên trong giai đoạn hưng cảm.

Trong giai đoạn hưng cảm nhẹ, tâm trạng bệnh nhân tươi sáng hơn, nhu cầu ngủ giảm xuống khi năng lượng tăng lên đáng kể và vận động tâm thần tăng. Đối với một số bệnh nhân, giai đoạn hưng cảm nhẹ có tính thích nghi vì chúng tạo ra năng lượng cao, sự sáng tạo, sự tự tin và hoạt động xã hội siêu thường. Nhiều người không muốn rời khỏi trạng thái hưng phấn, sảng khoái. Một số chức năng khá tốt, và chức năng không bị suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, hưng cảm nhẹ biểu hiện như mất tập trung, cáu kỉnh và tâm trạng không ổn định khiến bệnh nhân và những người khác cảm thấy khó chịu.

Trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm có các đặc điểm điển hình của trầm cảm nặng; bao gồm ≥ 5 điều sau đây trong cùng khoảng thời gian 2 tuần và một trong số đó phải có tâm trạng chán nản, mất hứng thú hoặc niềm vui; tất cả các triệu chứng phải xuất hiện gần như mỗi ngày:

  • Tâm trạng chán nản hầu hết trong ngày.
  • Giảm đáng kể hứng thú hoặc niềm vui trong tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt động trong hầu hết thời gian trong ngày.
  • Tăng/ giảm cân đáng kể (> 5% thể trọng) hoặc giảm/tăng cảm giác thèm ăn.
  • Mất ngủ (thường là khó duy trì giấc ngủ) hoặc chứng ngủ quá nhiều.
  • Những người khác quan sát thấy tình trạng kích động hoặc chậm phát triển tâm thần vận động (không tự báo cáo).
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp.
  • Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc thiếu quyết đoán.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử lặp đi lặp lại, một nỗ lực tự tử hoặc kế hoạch cụ thể cho việc tự sát.
  • Các đặc điểm loạn thần thường gặp ở trầm cảm lưỡng cực hơn trầm cảm đơn cực.

Các đặc điểm hỗn hợp

Một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ được xác định là có các đặc điểm hỗn hợp nếu có ≥ 3 triệu chứng trầm cảm trong hầu hết các ngày của giai đoạn. Tình trạng này thường khó chẩn đoán và có thể chuyển sang trạng thái chu kỳ liên tục; tiên lượng sau đó sẽ xấu hơn so với ở trạng thái hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ đơn thuần.

Nguy cơ tự tử trong các đợt hỗn hợp đặc biệt cao.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Nếu không được điều trị, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống, như:

  • Các vấn đề liên quan đến sử dụng ma túy và rượu;
  • Tự tử hoặc cố gắng tự tử;
  • Các vấn đề pháp lý hoặc tài chính;
  • Mối quan hệ bị tổn hại;
  • Kết quả học tập hoặc công việc kém.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực một cách chính xác. Yếu tố di truyền đóng có thể đóng vai trò quan trọng. Cũng có bằng chứng về sự rối loạn điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, norepinephrine và dopamine.

Yếu tố tâm lý xã hội cũng có tác động đáng kể. Các sự kiện tác động mạnh đến tâm lý trong cuộc sống thường liên quan đến sự khởi phát các triệu chứng và các đợt kịch phát sau đó, mặc dù mối liên hệ nhân - quả chưa được thiết lập.

Một số loại thuốc có thể gây ra đợt cấp ở một số bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực; những loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc giao cảm kích thích (ví dụ: Cocaine, amphetamine);
  • Rượu bia;
  • Một số thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Thuốc ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu noradrenergic).
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Cách để phân biệt trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là có giai đoạn hưng cảm hay không. Đối với những bệnh nhân trầm cảm, họ sẽ không bị hưng cảm mà chỉ có triệu chứng trầm cảm trong thời kỳ lên cơn.

Nguyên nhân nào khiến bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực?

Rối loạn lưỡng cực có mấy giai đoạn?

Rối loạn lưỡng cực được điều trị như thế nào?

Rối loạn lưỡng cực có tái phát sau điều trị không?

Hỏi đáp (0 bình luận)