Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc da liễu/
  4. Thuốc khử trùng & sát trùng da
Thuốc nước dùng ngoài Povidon Iod 10% OPC sát khuẩn vết thương ô nhiễm và da (20ml)
Thuốc nước dùng ngoài Povidon Iod 10% OPC sát khuẩn vết thương ô nhiễm và da (20ml)
Thuốc nước dùng ngoài Povidon Iod 10% OPC sát khuẩn vết thương ô nhiễm và da (20ml)
Thuốc nước dùng ngoài Povidon Iod 10% OPC sát khuẩn vết thương ô nhiễm và da (20ml)
Thuốc nước dùng ngoài Povidon Iod 10% OPC sát khuẩn vết thương ô nhiễm và da (20ml)
Thuốc nước dùng ngoài Povidon Iod 10% OPC sát khuẩn vết thương ô nhiễm và da (20ml)
Thương hiệu: Opc

Thuốc nước dùng ngoài Povidon Iod 10% OPC sát khuẩn vết thương ô nhiễm và da (20ml)

000083840 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc khử trùng & sát trùng da

Dạng bào chế

Dung dịch dùng ngoài

Quy cách

Chai x 20ml

Thành phần

Chỉ định

Nhiễm trùng da và mô mềm, Nhiễm khuẩn / Nhiễm trùng, Nhiễm trùng da

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

OPC

Số đăng ký

VD-21325-14

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Thuốc Povidon Iod 10% được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, có thành phần là povidon iod được sử dụng để khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương ô nhiễm và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật, phụ trị nấm da, lang ben, nấm kẽ, lau rửa, sát khuẩn dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.

Nước sản xuất

Việt Nam
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Povidon Iod 10% là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Povidon Iod 10%

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Povidone-iodine

10%

Công dụng của Povidon Iod 10%

Chỉ định

Thuốc Povidon Iod 10% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương ô nhiễm và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật, phụ trị nấm da, lang ben, nấm kẽ.
  • Lau rửa, sát khuẩn dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.

Dược lực học

Chưa có báo cáo.

Dược động học

Chưa có báo cáo.

Cách dùng Povidon Iod 10%

Cách dùng

Thuốc dùng bôi ngoài.

Liều dùng

Bôi dung dịch nguyên chất lên vùng da để khử khuẩn.

Bôi lên vùng tổn thương (herpes simplex, zona, vết thương,..) để tránh nhiễm khuẩn.

Ngày bôi 2 lần, có thể phủ gạc lên vết thương nếu cần.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Lượng iod quá thừa sẽ gây bướu giáp, nhược giáp hoặc cường giáp. Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng hoặc bỏng có thể gây vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát họng và miệng, mắt bị kích ứng,...

Trường hợp uống nhầm một lượng lớn povidon - iod phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ, cân bằng điện giải, chức năng thận và tuyến giáp. 

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên dùng, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng vào thời điểm kế tiếp như kế hoạch.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Povidon Iod 10%, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Povidon Iod 10% chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tiền sử quá mẫn với Iod, không dùng thường xuyên ở người có bệnh rối loạn tuyến giáp.

  • Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.

  • Khoang bị tổn thương nặng.

  • Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng khi sử dụng thường xuyên trên vết thương đối với người có tiền sử suy thận, người bệnh đang điều trị bằng Lithi.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo. Tuy nhiên, thường không ảnh hưởng.

Thời kỳ mang thai 

Chống chỉ định.

Thời kỳ cho con bú

Chống chỉ định.

Tương tác thuốc

Tác dụng kháng khuẩn bị giảm khi có kiềm và protein.

Xà phòng không làm mất tác dụng.

Không dùng chung với dung dịch hoặc thuốc mỡ có chứa thủy ngân: Gây ăn da.

Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và các thuốc sát khuẩn khác.

Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng.

Đóng nắp ngay sau khi dùng. Chỉ sử dụng trong vòng 2 tháng sau khi mở nắp.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Sản phẩm liên quan

Dung dịch sát khuẩn Povidine 10% Pharmedic ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vết cắt, vết trầy (8ml)

Dung dịch sát khuẩn Povidine 10% Pharmedic ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vết cắt, vết trầy (8ml)

6.000đ / Chai

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • D

    d

    sp nay co gia may lc
    5 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Huỳnh Thị Mai PhươngQuản trị viên

      Chào bạn d,
      Dạ sản phẩm có giá 9,000đ/chai ạ. Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      5 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AG

    anh gia

    xin gia
    22/12/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • HongHT20Quản trị viên

      Chào anh Gia,
      Dạ sản phẩm có giá 6,500đ/chai ạ. Dạ sẽ có nhân viên liên hệ với SĐT anh để lại ạ. Thân mến!
      22/12/2022

      Hữu ích

      Trả lời