Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh rối loạn tuyến giáp phổ biến hơn bạn nghĩ

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ

Cứ 8 phụ nữ thì có một người bị rối loạn tuyến giáp vào một thời điểm nào đó trong đời. Vì vậy, tìm hiểu về rối loạn tuyến giáp là cần thiết để phát hiện sớm các triệu chứng và có phương án điều trị.

Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA), khoảng 20 triệu người Mỹ - trong đó số lượng phụ nữ hơn nam giới - bị ảnh hưởng bởi bệnh hoặc rối loạn tuyến giáp. Trên thực tế, ước tính cứ 8 phụ nữ thì có 1 người bị rối loạn tuyến giáp vào một thời điểm nào đó trong đời. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu tuyến giáp hoạt động gì trong cơ thể bạn và những triệu chứng nào có thể phát triển khi nó không hoạt động bình thường.

Tuyến giáp là gì và hoạt động như thế nào?

Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm mà bạn có thể cảm nhận được ở cổ, ngay dưới thanh quản. Đây là một trong những tuyến quan trọng nhất của cơ thể bạn. Hai thùy (cánh của con bướm) nằm gọn ở hai bên khí quản của bạn.

Tuyến giáp sản xuất và lưu trữ hormone tuyến giáp (TH), thường được gọi là hormone chuyển hóa của cơ thể. Hormone TH kích thích các enzym kết hợp oxy và glucose, một quá trình làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR) và sản sinh nhiệt của cơ thể. Hormone này cũng giúp duy trì huyết áp, điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của mô và rất quan trọng cho sự phát triển của hệ xương và hệ thần kinh. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống sinh sản.

Rối loạn tuyến giáp: Phổ biến hơn bạn nghĩ 1 Rối loạn tuyến giáp thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới

Biểu hiện của tuyến giáp hoạt động sai

Tuyến giáp của bạn có thể hoạt động sai theo một trong ba cách sau đây.

Suy giáp

Là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém do giải phóng quá ít TH khiến cho tốc độ trao đổi chất của cơ thể bạn bị chậm lại. Các triệu chứng của suy giáp rất đa dạng, bao gồm mệt mỏi, chu kỳ kinh nguyệt không đều, trầm cảm, nhiệt độ cơ thể thấp, tăng cân, da khô hoặc ngứa, táo bón và tóc mỏng, khô hoặc rụng tóc.

Suy giáp có thể xảy ra một cách tự phát, phát triển trong hoặc sau khi mang thai hoặc sau khi điều trị cường giáp. Trẻ em có thể được sinh ra với tình trạng suy giáp này.

Rối loạn tuyến giáp: Phổ biến hơn bạn nghĩ 2 Suy giáp khiến bạn dễ tăng cân.

Cường giáp

Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức làm giải phóng quá nhiều TH khiến tốc độ trao đổi chất của cơ thể bạn tăng nhanh. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm căng thẳng, khó chịu, giảm cân, nhịp tim nhanh hoặc không đều, không dung nạp nhiệt hoặc tăng tiết mồ hôi, thay đổi cảm giác thèm ăn và rối loạn giấc ngủ (chẳng hạn như mất ngủ), yếu cơ, lượng kinh nguyệt ngắn hơn và nhẹ hơn và đi tiểu thường xuyên hơn.

Các u tuyến giáp

Là tình trạng mô của tuyến giáp có thể phát triển quá mức, dẫn đến một nốt hoặc cục nhỏ ở một phần của tuyến. Các u tuyến giáp là rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất, xảy ra ở 50% những người trên 50 tuổi. Hầu hết các u là dạng phát triển vô hại. ATA ước tính rằng ít hơn 1/10 u tuyến giáp là ung thư. Trong khi hầu hết các u không có triệu chứng, không bao giờ được phát hiện và vô hại, một số u có thể đủ lớn để ép vào khí quản và gây khó nuốt hoặc ho. Một u cũng có thể trở nên hoạt động quá mức, chèn ép phần còn lại của tuyến và gây ra cường giáp.

Phòng ngừa rối loạn tuyến giáp như thế nào?

Rối loạn tuyến giáp: Phổ biến hơn bạn nghĩ 3 Chủ động kiểm soát rối loạn tuyến giáp để ngăn ngừa các biến chứng.

Không có cách nào để phòng ngừa rối loạn tuyến giáp, nhưng bằng cách kiểm soát rối loạn bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng. Ví dụ, nếu không được điều trị, bệnh Graves có thể làm suy yếu cơ tim của bạn, dẫn đến suy tim, có thể dẫn đến loãng xương hoặc rối loạn cảm xúc nghiêm trọng. Trầm cảm, một triệu chứng của suy giáp, cũng có thể có tác động tàn phá nếu bạn không điều trị tình trạng cơ bản.

Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát được các biến chứng, bạn cần ghi nhớ những điều sau dù đã có phương án điều trị.

  • Nhận biết bất cứ sự thay đổi nào trong cơ thể của bạn, đây có thể là những triệu chứng của rối loạn tuyến giáp.
  • Lựa chọn một chuyên gia sức khỏe hiểu biết về rối loạn tự miễn, cũng như lắng nghe nghiêm túc về những thay đổi trong cơ thể của bạn.
  • Hãy ghi chép lại những biểu hiện bất thường, hay các cảm giác khó chịu mà bạn gặp phải. Từ đó các bác sĩ sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh của bạn.
  • Hãy báo cho bác sĩ biết nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tự miễn dịch nào. Bởi nhiều bệnh có bản chất di truyền.

Bài viết trên cho thấy rằng bệnh rối loạn tuyến giáp phổ biến hơn bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị rối loạn tuyến giáp hoặc lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Healthy Women

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.