Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc hệ thần kinh/
  4. Thuốc thần kinh
Thuốc Valmagol 200mg Davipharm điều trị các cơn đau toàn thể, cục bộ (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Valmagol 200mg Davipharm điều trị các cơn đau toàn thể, cục bộ (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Valmagol 200mg Davipharm điều trị các cơn đau toàn thể, cục bộ (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Valmagol 200mg Davipharm điều trị các cơn đau toàn thể, cục bộ (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Valmagol 200mg Davipharm điều trị các cơn đau toàn thể, cục bộ (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Davipharm

Thuốc Valmagol 200mg Davipharm điều trị các cơn đau toàn thể, cục bộ (10 vỉ x 10 viên)

0000776751 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc thần kinh

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Magnesium valproat

Chỉ định

Chống chỉ định

Mang thai, Rối loạn chuyển hóa Porphyria, Dị ứng thuốc, Viêm gan mạn

Nhà sản xuất

DAVI

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-15053-11

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Valmagol 200 điều trị các cơn đau toàn thể hay cục bộ, các hội chứng đặc biệt như: Hội chứng Lennox – Gastaut. Hội chứng West.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Sản phẩm liên quan

Thuốc Valmagol 200mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Valmagol 200mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Magnesium valproat

200mg

  • Dược chất chính: Magnesi valproat 200mg
  • Loại thuốc: Thuốc thần kinh
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên bao tan trong ruột, 200mg

Công dụng của Thuốc Valmagol 200mg

Động kinh toàn thể hay cục bộ:

Động kinh toàn thể:

  • Cơn vắng ý thức.
  • Cơn co cứng co giật.
  • Cơn giật cơ.
  • Cơn co cứng.
  • Cơn co giật
  • Cơn mất trương lực.

Động kinh cục bộ:

  • Đơn giản.
  • Phức tạp.
  • Toàn thể hóa.

Cách dùng Thuốc Valmagol 200mg

Cách dùng

Dùng đường uống. Thuốc nên được dùng trong khi ăn.

Liều dùng

  • Người lớn: liều đầu tiên uống 600 mg/ 24 giờ, chia làm 2 – 4 lần, tiếp theo cứ 3 ngày tăng 200 mg (tăng dần tới liều cắt được cơn). Trung bình: 20 – 30 mg/ kg trọng lượng cơ thể/24 giờ, chia làm 2-4 lần.
  • Trẻ em: 15-30 mg/kg Trọng lượng cơ thể/ 24 giờ, chia làm 2 – 3 lần.
  • Không được dùng quá 2,5 g/ 24 giờ.

Quá liều và xử trí

  • Triệu chứng: Hôn mê nhẹ đến sâu, giảm trương lực cơ, giảm phản xạ, đồng tử co nhỏ, giảm tự chủ hô hấp.
  • Xử trí: Rửa dạ dày, gây lợi tiểu thẩm thấu, kiểm soát tim mạch, hô hấp. Chạy thận nhân tạo hay thay máu khi nặng.
  • Tiên lượng nói chung thuận lợi.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.

Tác dụng phụ

  • Nguy cơ gây quái thai.
  • Đã có những trường hợp hiếm hoi bị viêm tụy đã được báo cáo.
  • Trạng thái lú lẫn và co giật: Vài trường hợp có trạng thái sững sờ riêng biệt hay đi kèm với sự xuất hiện trở lại các cơn động kinh, sẽ giảm khi ngưng điều trị hay giảm liều. Hiện tượng này thường xảy ra khi dùng đa liệu pháp hay tăng liều đột ngột.
  • Một số bệnh nhân, khi khởi đầu điều trị, có những rối loạn tiêu hóa như: Buồn nôn, đau dạ dày, mất sau vài ngày điều trị mà không cần phải ngưng thuốc.
  • Một vài tác dụng không mong muốn thoáng qua và phụ thuộc liều: Rụng tóc, cơn rung với biên độ nhỏ, giảm tiểu cầu, tăng ammoniac máu mà không có sự thay đổi các xét nghiệm sinh hóa về gan.
  • Vài trường hợp có hiện tượng giảm riêng rẽ fibrinogen, kéo dài thời gian chảy máu mà thường không có biểu hiện trên lâm sàng.
  • Giảm tiểu cầu, có vài trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu hay giảm cả 3 dòng máu.
  • Tăng cân, mất kinh hay kinh nguyệt không đều.
  • Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng

  • Không nên dừng thuốc đột ngột. Kiêng rượu. Tránh lái xe và vận hành máy móc.
  • Thực hiện việc kiểm tra sinh hóa về chức năng gan trước khi khởi đầu điều trị và theo dõi định kỳ trong 6 tháng đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Cũng giống như đa số các thuốc chống động kinh khác, nhất là lúc bắt đầu điều trị, người ta thấy có tăng tạm thời và riêng lẻ của các men transaminase mà không có biểu hiện lâm sàng nào. Trong trường hợp này nên thực hiện một tổng kê sinh học đầy đủ (đặc biệt là tỷ lệ prothrombin), chỉnh lại liều dùng và làm lại các xét nghiệm tùy theo kết quả của các thông số sinh học.
  • Ở trẻ dưới 3 tuổi, chỉ nên dùng valproat đơn liệu pháp khi đã đánh giá lợi ích điều trị so với nguy cơ bị bệnh gan.
  • Xét nghiệm máu (công thức máu bao gồm cả đếm tiểu cầu, thời gian máu chảy và xét nghiệm đông máu toàn bộ) cần được thực hiện trước khi điều trị, cũng như trước phẫu thuật hay trong trường hợp có vết bầm máu hoặc chảy máu tự phát.
  • Trong trường hợp suy thận, cần lưu ý đến sự gia tăng nồng độ acid valproic tự do trong huyết thanh và khi đó phải giảm liều.
  • Khi có hội chứng đau bụng cấp, cần định lượng amylase máu trước khi nghĩ đến phẫu thuật vì đã có báo cáo về những trường hợp hiếm hoi bị viêm tụy cấp.
  • Ở trẻ em nên tránh kê toa đồng thời với các dẫn xuất salicylat.
  • Nên cân nhắc lợi ích/ nguy cơ khi dùng valproat cho bệnh nhân bị lupus ban đỏ rải rác.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của valproat lên các thuốc khác:

- Các thuốc an thần kinh, ức chế MAO, chống trầm cảm: Valproat làm tăng hiệu quả các thuốc trên, do đó phải giảm liều các thuốc này khi cần.

- Phenobarbital: Valproat làm tăng nồng độ phenobarbital. Cần theo dõi lâm sàng trong 15 ngày đầu phối hợp thuốc và giảm liều phenobarbital khi có triệu chứng an thần.

- Primidon: Valproat làm tăng nồng độ của primidon và làm tăng tác dụng không mong muốn của nó. Theo dõi lâm sàng và chỉnh liều khi cần.

- Phenytoin: Valproat làm tăng nồng độ phenytoin toàn phần trong huyết tương và phenytoin tự do.

- Lamotrigin: Valproat làm giảm chuyển hóa lamotrigin, do vậy cần phải chỉnh liều.

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên valproat:

- Phenobarbital, phenytoin, carbamazepin làm giảm nồng độ của valproat do đó phải giảm liều theo nồng độ trong huyết tương khi điều trị phối hợp.

- Mefloquin làm tăng chuyển hóa valproat và có tác dụng gây động kinh.

- Khi dùng phối hợp valproat với các chất gắn kết protein mạnh như aspirin sẽ làm tăng nồng độ valproat tự do.

- Nồng độ valproat tăng (do làm giảm chuyển hóa tại gan) khi dùng phối hợp với erythromycin hoặc cimetidin.

Bảo quản

Nơi khô ráo. tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm (0 đánh giá)

Trung bình

5

1
0
0
0
0

Lọc theo:

5 sao
4 sao
3 sao
2 sao
1 sao
  • AH

    Anh Huy

    5
    30/05/2023
    Trả lời
    • Nguyễn Thị Ngọc LệDược sĩ

      Chào Anh Huy,

      Dạ cảm ơn anh đã liên hệ đến nhà thuốc FPT Long Châu. Nhà thuốc có thể hỗ trợ thông tin gì cho anh ạ?

      Anh vui lòng để lại SĐT hoặc liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Thân mến!


      30/05/2023
      Trả lời

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • KL

    Nguyễn thị kim liên

    Thuốc có hàng lại chưa ạ
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Minh HằngDược sĩ

      Chào bạn Kim Liên,

      Dạ rất tiếc với sản phẩm này tạm thời nhà thuốc đang chưa hỗ trợ cho bạn ngay được. Mong bạn thông cảm. Bất cứ khi nào cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ chi tiết hơn ạ.

      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • MT

    Minh Tú

    sản phẩm không về hàng nữa hay sao ạ
    10 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Ngọc NhiDược sĩ

      Chào bạn Minh Tú,
      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Viên nén Mageum 200mg Myung-In Pharm điều trị bệnh động kinh (10 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      10 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CN

    chị nhung

    thuốc này còn hàng không ạ
    10 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Linh ChiDược sĩ

      Chào chị Nhung,

      Dạ chị có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Mageum 200mg Myung-In Pharm điều trị bệnh động kinh (100 viên), có giá 415,000 đồng/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.

      Thân mến!

      10 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • QD

    Vũ Quốc Dũng

    Thuốc này có hàng không cho mình hỏi
    11 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Phương LanDược sĩ

      Chào bạn Vũ Quốc Dũng,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Mageum 200mg Myung-In Pharm điều trị bệnh động kinh (100 viên), có giá 415,000 đồng/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      11 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • M

    minh

    bao nhiêu 1 hộp ạ
    07/11/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Ngọc HânDược sĩ

      Chào bạn minh,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Mageum 200mg Myung-In Pharm điều trị bệnh động kinh (100 viên), có giá 415,000 đồng/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      07/11/2023

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 4 bình luận