Long Châu

Co giật: Bệnh lý rối loạn thần kinh

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Co giật là tình trạng bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, ảnh hưởng đến ý thức cũng như não bộ của người bệnh. Co giật là những bất thường về vận động, hành vi, cảm giác… mang tính chất nhất thời, có nguyên nhân bắt nguồn từ các hoạt động điện bất thường bên trong não bộ. Trên lâm sàng, rất nhiều loại co giật có thể kể đến như co giật động kinh, co giật toàn thể ở trẻ em, co giật người lớn, co giật cục bộ hay co giật do sốt và một số thể bệnh co giật khác.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Co giật là gì? 

Co giật là do sự xuất hiện hoạt động điện bất thường trong não diễn ra nhanh chóng làm bạn cảm thấy cứng và co thắt cơ không kiểm soát được cùng với ý thức bị thay đổi. Thông thường các cơn co giật sẽ tự hết trong vài phút. 

Các cơn co giật thường đến đột ngột. Thời gian và mức độ nghiêm trọng của chúng có thể khác nhau. Cơn co giật có thể xảy ra với bạn chỉ một lần hoặc lặp đi lặp lại. Nếu chúng tiếp tục quay trở lại, đó là chứng động kinh hoặc rối loạn co giật. Ít hơn 1/10 người bị co giật bị động kinh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của co giật

Với cơn co giật điển hình, người bệnh sẽ có những biểu hiện co cứng, sau đó chuyển sang giai đoạn giật chân tay hoặc toàn thân và có thể ngất lịm sau vài phút. Tuy nhiên, các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào phần nào của não có liên quan. Các triệu chứng xảy ra đột ngột và có thể bao gồm:

  • Thực hiện các hành vi vô thức.
  • Mất nhận thức (bệnh nhân sẽ không thể nhớ trong một khoảng thời gian ngắn).
  • Không kiểm soát được hành vi của mình.
  • Chảy nước dãi hoặc có bọt ở miệng.
  • Đại tiểu tiện không kiểm soát.
  • Giật cơ ở một số phần trên cơ thể như tay, chân, khóe miệng, mắt…
  • Cảm nhận có vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.
  • Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như tức giận đột ngột, sợ hãi không giải thích được, hoảng sợ, vui vẻ hoặc cười.
  • Nghiến răng.
  • Ngừng thở tạm thời.

Các triệu chứng có thể ngừng sau vài giây hoặc vài phút, hoặc đến 15 phút nhưng hiếm khi kéo dài lâu hơn. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng cảnh báo trước khi cơn co giật xảy ra, chẳng hạn như:

  • Sợ hãi hoặc lo lắng, bồn chồn.
  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt (cảm giác như thể bạn đang quay tròn hoặc di chuyển).
  • Xuất hiện nhiều ảo giác trước mắt.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu triệu chứng co giật ở trẻ em.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh co giật

Co giật sẽ không gây nguy hiểm, thông thường sẽ hết sau một thời gian ngắn mà không gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên nếu cơn co giật không hết trong một thời gian nhất định mà không được kịp thời sơ cứu sẽ rất nguy hiểm.

Một số biến chứng của co giật:

  • Một số cơn co giật có thể khiến bạn mất kiểm soát hoàn toàn cơ thể. Điều này có thể dẫn đến ngã và các chuyển động khác có thể dẫn đến thương tích. 
  • Nếu bạn không được điều trị co giật, các triệu chứng của chúng có thể trở nên tồi tệ hơn và kéo dài hơn. Cơn co giật kéo dài có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
  • Những người mắc chứng co giật có tỷ lệ mắc chứng rối loạn lưỡng cựctrầm cảm cao hơn những người khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường các cơn co giật sẽ tự hết trong vài phút. Tuy nhiên, bạn cần gặp ngay bác sĩ trong những vấn đề sau:

  • Đây là lần đầu tiên người lên cơn.
  • Cơn co giật kéo dài 2 đến 5 phút hoặc là hơn.
  • Bệnh nhân bất tỉnh sau cơn co giật.
  • Một cơn động kinh khác bắt đầu ngay sau khi cơn động kinh kết thúc.
  • Người bị co giật trong nước.
  • Người đang mang thai, bị thương hoặc mắc bệnh tiểu đường.
  • Có điều gì khác biệt về cơn co giật này so với cơn co giật thông thường của bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến co giật

  • Nồng độ natri hoặc glucose bất thường trong máu.
  • Nhiễm trùng não, bao gồm viêm màng não và viêm não.
  • Tổn thương não xảy ra cho em bé trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở.
  • Các vấn đề về não xảy ra trước khi sinh (khuyết tật não bẩm sinh).
  • Khối u não (hiếm gặp).
  • Lạm dụng ma tuý, cocaine, amphetamine.
  • Điện giật.
  • Động kinh.
  • Sốt (đặc biệt ở trẻ nhỏ).
  • Chấn thương đầu.
  • Bệnh tim.
  • Phenylketone niệu (PKU), có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Đột quỵ.
  • Nhiễm độc máu khi mang thai.
  • Độc tố tích tụ trong cơ thể do suy gan hoặc thận.
  • Huyết áp rất cao (tăng huyết áp ác tính).
  • Vết cắn và vết đốt có nọc độc (chẳng hạn như vết rắn cắn).
  • Bỏ rượu hoặc một số loại thuốc sau khi sử dụng trong một thời gian dài.

Đôi khi, không thể tìm ra nguyên nhân. Đây được gọi là cơ giật tự phát. Chúng thường được thấy ở trẻ em và thanh niên, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có thể có tiền sử gia đình bị động kinh hoặc co giật.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải co giật?

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị co giật. Tuy nhiên nguy cơ cao ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, có tiền sử động kinh, tổn thương não...

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc co giật

Các yếu tố làm tăng nguy cơ co giật: 

  • Trẻ em.
  • Có tiền sử bị chấn thương não.
  • Lạm dụng thuốc lá, chất gây nghiện.
  • Tiền sử bị động kinh.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán co giật

Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về cơn co giật của bạn và tiến hành thăm khám lâm sàng. Điều này sẽ bao gồm việc đặt câu hỏi về trạng thái cảm xúc của bạn và kiểm tra các kỹ năng vận động và hoạt động trí óc của bạn. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra đường huyết, nồng độ canxi, magie huyết…, thăm dò chức năng gan hay xác định nồng độ các chất bất thường trong máu.
  • Chụp CT, chụp MRI: Xét nghiệm thăm dò hình ảnh não bộ nhằm tìm các nguyên nhân như u não, bất thường mạch máu não…
  • Chọc dò tủy sống: Nếu nghi ngờ co giật do viêm não.
  • Điện não đồ (EEG): Tất cả các bệnh nhân có co giật nên được đánh giá bằng EEG càng sớm càng tốt. Theo dõi hình ảnh trên điện não đồ có thể giúp chẩn đoán phân biệt nhiều nguyên nhân gây co giật.

Phương pháp điều trị co giật hiệu quả

Việc xử trí đúng cách trong cơn co giật sẽ giúp người bệnh hạn chế những tổn thương và tai nạn không đáng có. Khi gặp một người lên cơn co giật bạn nên bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:

  • Di chuyển bất cứ thứ gì cứng hoặc sắc nhọn ra xa người bệnh.
  • Đẩy các đồ vật cứng, sắc nhọn ra xa người bệnh.
  • Đệm đầu người bệnh bằng một vật mềm như khăn, áo, gối...
  • Nới lỏng cổ áo, tháo xanh thắt lưng (nếu có).
  • Nghiêng đầu và người bệnh nhân sang một bên để tránh cho chất nôn, đờm dãi bị hít vào phổi gây sặc, ngạt thở.
  • Ở lại với người đó cho đến khi họ hồi phục hoàn toàn.

Khi gặp một người bị co giật bạn không nên:

  • Cho bất cứ thứ gì vào miệng vì điều này gây nguy cơ nghẹt thở.
  • Kiềm chế người đó hoặc đè nén người đó để kiểm soát cơn co giật của họ.
  • Để người bị co giật một mình.
  • Cố gắng hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ vào bồn tắm khi lên cơn co giật. Bạn có thể tìm hiểu cách sơ cứu khi trẻ bị co giật

Nếu cơn co giật của bạn vẫn tiếp tục, bác sĩ sẽ cần phải tiến hành điều trị.

Thuốc chống co giật

Thuốc chống co giật có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy bạn và bác sĩ sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn và có thể cần thử một vài loại trước khi tìm thấy loại nào hiệu quả và ít gây ra tác dụng phụ nhất.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường áp dụng cho u não, xuất huyết não gây tăng áp nội sọ, não úng thủy…

Kích thích thần kinh đáp ứng

Ngoài phẫu thuật não, bác sĩ phẫu thuật có thể đưa các thiết bị kích thích dây thần kinh vào cơ thể để làm ngưng các cơn co giật.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của co giật

Chế độ dinh dưỡng

  • Theo nghiên cứu thì chế độ ăn ketogenic, chế độ ăn uống giàu chất béo và protein và rất ít carbohydrate được chứng minh là hữu ích trong việc giảm tần suất bị co giật.

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Phương pháp phòng ngừa co giật hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Ngủ ngon. Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân gây ra các cơn co giật.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chú ý đến những thứ gây ra cơn co giật của bạn và cố gắng tránh chúng.
  • Mang thiết bị cảnh báo co giật để có thể cảnh báo cho người chăm sóc của bạn khi bạn đang lên cơn co giật.

Xem thêm: Cách sơ cứu người bị co giật

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/seizures#treatment
  2. https://www.healthline.com/health/convulsions#outlook
  3. https://medlineplus.gov/ency/article/003200.htm
  4. https://www.webmd.com/epilepsy/understanding-seizures-basics?page=2
  5. https://gadgetsng.com/convulsion-home-remedy-causes-and-prevention/(Hình 1)

Các bệnh liên quan

  1. Nhiễm ấu trùng sán lợn

  2. Đột quỵ

  3. Viêm dây thần kinh tiền đình

  4. Rễ thần kinh

  5. Bệnh não Wernicke

  6. Viêm màng não vô khuẩn

  7. Bệnh thần kinh quay

  8. Rối loạn dây thần kinh trụ

  9. Ấu dâm