Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

7 biểu hiện trẻ thiếu máu, thiếu sắt các mẹ cần lưu ý

Ngày 25/09/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dù không có triệu chứng rõ ràng nhưng nếu hiểu biết và nắm rõ các biểu hiện trẻ thiếu máu thường gặp, các bậc cha mẹ có thể sớm giúp còn mình thoát khỏi tình

Dù không có triệu chứng rõ ràng nhưng nếu hiểu biết và nắm rõ các biểu hiện trẻ thiếu máu thường gặp, các bậc cha mẹ có thể sớm giúp còn mình thoát khỏi tình trạng bệnh lý này.

Bệnh thiếu máu ở trẻ là như thế nào?

Thiếu máu là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy và có hemoglobin ít hơn bình thường. Ở mức độ nhẹ có thể chữa được. Thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến học tập và hoạt động thể chất của trẻ.

Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng tuổi, cũng có thể gặp sớm hơn từ 2-3 tháng đối với trẻ sinh non đẻ thiếu tháng. Bé bị thiếu máu, thiếu sắt là vấn đề dinh dưỡng quan trọng hiện nay.

Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em thiếu máu do thiếu sắt còn rất cao, chiếm khoảng 24-55% và chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tỉ lệ này cao nhất tại vùng trung du và miền núi. Bệnh thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ và để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.

7 biểu hiện trẻ thiếu máu, thiếu sắt các mẹ cần lưu ý 1

Tỉ lệ trẻ thiếu máu ở Việt Nam đang ở mức cao và tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi

Có ba nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ

– Trẻ được cung cấp thiếu chất sắt: Chủ yếu do chế độ ăn không đáp ứng nhu cầu sắt của cơ thể bé.

– Do bị mất sắt: Khi trẻ bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cấp tính, hoặc chảy máu mãn tính (các bệnh liên quan đến ký sinh trùng như nhiễm giun sán).

– Do hấp thu sắt kém: Trẻ bệnh rối loạn hấp thu sắt kém như tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày, rối loạn chuyển hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi tái phát, nhiễm trùng tai mũi họng, nhiễm trùng huyết…

Trong ba nguyên nhân trên thì nguyên nhân thường gặp nhất là chế độ ăn của trẻ thiếu chất sắt. Theo thống kê, phần lớn trẻ đến tư vấn dinh dưỡng đều không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày.

Cảnh báo 7 biểu hiện trẻ thiếu máu phổ biến nhất

Mệt mỏi và yếu ớt

Do số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy thấp nên các bộ phận trên cơ thể trẻ thiếu máu không thể hoạt động bình thường. Vì vậy, trẻ luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi và yếu ớt.

Da xanh xao

Bệnh thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu ít nên da nhạt màu hơn bình thường. Đây là một trong những biểu hiện trẻ thiếu máu dễ thấy nhất.

Chán ăn

Trẻ thiếu máu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi nên cảm thấy vô cùng khó khăn trước những hoạt động bình thường, trong đó có hiện tượng chán ăn.

7 biểu hiện trẻ thiếu máu, thiếu sắt các mẹ cần lưu ý 2

Trẻ thiếu máu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi nên thường có cảm giác chán ăn

Khó thở

Thiếu máu sẽ kéo theo việc thiếu oxy nuôi cơ thể, thiếu nguồn cung cấp oxy cho tim. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện trẻ thiếu máu cảm thấy khó thở.

Thèm ăn những thứ phi thực phẩm

Một đứa trẻ có biểu hiện thèm ăn những thứ không phải thực phẩm như đất, cát, sỏi, sơn tường… Theo nghiên cứu, tình trạng thiếu dinh dưỡng (như thiếu sắt gây thiếu máu) có thể dẫn đến hiện tượng này.

Thường xuyên ốm vặt

Thiếu tế bào hồng cầu khỏe trong máu sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, trẻ thiếu máu thường xuyên bị nhiễm trùng, hay ốm vặt.

Hội chứng chân không yên (RLS)

Đây là tình trạng chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Hội chứng này xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm. Việc thiếu sắt có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng này.

7 biểu hiện trẻ thiếu máu, thiếu sắt các mẹ cần lưu ý 3

Việc thiếu sắt có thể làm trầm trọng thêm hội chứng chân không yên

Cần lưu ý rằng những biểu hiện trẻ thiếu máu thường không rõ ràng, khó nhận biết. Thậm chí bạn còn dễ nhầm tưởng với những biểu hiện mệt mỏi thông thường, từ đó dẫn tới việc chậm trễ trong quá trình điều trị cho trẻ. Để tránh điều này xảy ra, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng con em mình và tránh tâm lý chủ quan.

Nguyệt Hằng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Các bài viết liên quan