1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau đầu thường xuyên? Đây có phải dấu hiệu của thiếu máu não?

Thế Khải

02/07/2025

Bạn thường xuyên đau đầu âm ỉ, kèm theo hoa mắt, mất ngủ hoặc kém tập trung? Đây không chỉ là biểu hiện của căng thẳng hay mất ngủ, mà cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm thiếu máu não. Một tình trạng ngày càng phổ biến hơn trên những người trẻ tuổi do mặt tiêu cực của lối sống hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm và phòng tránh nguy cơ này hiệu quả.

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi cơn đau đầu kéo dài, lặp lại thường xuyên và đi kèm các biểu hiện khác như chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ thì không còn là vấn đề đơn giản. Các chuyên gia thần kinh cảnh báo rằng, đây có thể là dấu hiệu khởi đầu của tình trạng thiếu máu não. Tình trạng này diễn ra, làm giảm lượng tưới máu, qua đó làm giảm oxy cũng như nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Nếu không can thiệp kịp thời, thiếu máu não có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm nhận thức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.

dau-dau-thuong-xuyen-day-co-phai-dau-hieu-cua-thieu-mau-nao-1.png

Nhiều người thường cho rằng đau đầu chỉ là biểu hiện đơn giản do stress hoặc thiếu ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu kéo dài, diễn ra trong nhiều ngày, không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cần phải được thăm khám chuyên khoa.

Theo Mayo Clinic, đau đầu kéo dài không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến nhiều tình trạng y khoa nghiêm trọng như: Rối loạn tuần hoàn máu não, tăng áp lực nội sọ, u não… Đau đầu cũng có thể xuất hiện ở người thiếu máu (do thiếu sắt, B12, folate), bởi não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất.

Một số biểu hiện đi kèm đau đầu dễ nhận thấy:

  • Nhức đầu âm ỉ vào buổi sáng;
  • Cảm giác nặng đầu khi thay đổi tư thế;
  • Đau đầu kèm chóng mặt, mất ngủ.

Đau đầu kéo dài kết hợp hoa mắt, mệt mỏi, giảm tập trung có thể liên quan đến thiếu máu hoặc rối loạn tuần hoàn não nhưng để kết luận chắc chắn căn nguyên là gì, người bệnh phải được thăm khám theo chuyên khoa, kết hợp thực hiện các thăm dò cận lâm sàng khi cần thiết nhằm khẳng định nguyên nhân một cách chính xác.

dau-dau-thuong-xuyen-day-co-phai-dau-hieu-cua-thieu-mau-nao-2.png

Thiếu máu não là cách gọi phổ biến trong y văn để chỉ tình trạng não bị giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng (giảm tưới máu), gây thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào thần kinh. Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ.

Mặc dù hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa công bố số liệu cụ thể về tỷ lệ tăng các rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ tuổi, nhưng nhiều khảo sát y tế gần đây cho thấy các yếu tố nguy cơ như:

  • Ngồi lâu, ít vận động;
  • Căng thẳng kéo dài;
  • Thức khuya thường xuyên.

dau-dau-thuong-xuyen-day-co-phai-dau-hieu-cua-thieu-mau-nao-3.png

Theo khảo sát từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ thiếu máu ở người từ 20 đến 59 tuổi dao động từ 9% đến 14%, chủ yếu do thiếu sắt, vitamin B12 hoặc acid folic. Khi lượng hồng cầu giảm, não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, từ đó gây ra loạt biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu suất làm việc.

Dưới đây là các triệu chứng thiếu máu não thường gặp mà bạn không nên bỏ qua:

  • Đau đầu âm ỉ, dai dẳng;
  • Hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế;
  • Mất ngủ, giảm khả năng tập trung;
  • Tê bì tay chân, dễ quên.
dau-dau-thuong-xuyen-day-co-phai-dau-hieu-cua-thieu-mau-nao-5.png

Các dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với stress, rối loạn tiền đình hoặc thiếu ngủ, nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn gặp từ 2 đến 3 triệu chứng nói trên kéo dài trong nhiều ngày, đặc biệt khi không cải thiện sau nghỉ ngơi, hãy chủ động đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra tuần hoàn não.

Nguyên nhân gây thiếu máu não dễ gặp trong cuộc sống hiện đại

Không ít người cho rằng thiếu máu não chỉ xảy ra ở người cao tuổi hoặc những người có bệnh nền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lối sống hiện đại, đặc biệt ở người trẻ, đang làm gia tăng nguy cơ mắc tình trạng này một cách âm thầm. Việc ngồi nhiều, ít vận động, chế độ ăn thiếu vi chất cùng với căng thẳng kéo dài do áp lực công việc chính là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà bạn nên nhận diện sớm để phòng ngừa hiệu quả:

  • Huyết áp thấp: Khiến não không nhận đủ máu và oxy.
  • Xơ vữa động mạch: Làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lên não.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Gây chèn ép lên động mạch đốt sống, làm giảm lưu lượng máu não.
  • Thiếu vận động thể chất và căng thẳng kéo dài: Làm rối loạn thần kinh tự chủ, ảnh hưởng đến tuần hoàn não.
  • Chế độ ăn thiếu sắt, vitamin B12 và acid folic: Làm giảm khả năng tạo hồng cầu, gây thiếu máu toàn thân dẫn đến thiếu máu não.

dau-dau-thuong-xuyen-day-co-phai-dau-hieu-cua-thieu-mau-nao-4.png

Nếu được phát hiện sớm, tình trạng thiếu máu não hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo các chuyên gia thần kinh học tại Mayo Clinic và WHO, để cải thiện lưu lượng máu lên não hiệu quả và bền vững, người bệnh nên chú ý đến các yếu tố sau:

Điều chỉnh lối sống

  • Ngủ đủ giấc (từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày), hạn chế thức khuya.
  • Tăng cường vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga - ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh ngồi quá lâu một chỗ. Nếu làm việc văn phòng, nên đứng dậy vận động nhẹ sau mỗi 45 - 60 phút.

Dinh dưỡng hợp lý

  • Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá mòi, hạt lanh giúp bảo vệ thành mạch máu và cải thiện lưu thông máu.
  • Ăn các loại rau lá xanh, gan động vật, trứng… chứa nhiều sắt, vitamin B12 và acid folic - những vi chất thiết yếu cho sản sinh hồng cầu.
  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế rượu bia và chất kích thích làm co mạch.

Chủ động khám định kỳ nếu có triệu chứng

  • Thăm khám định kỳ để theo dõi huyết áp, mỡ máu, chỉ số đường huyết - các yếu tố ảnh hưởng đến lưu thông máu não.
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ như đau đầu kéo dài, chóng mặt, giảm trí nhớ, nên được khám chuyên khoa Nội thần kinh.
  • Một số xét nghiệm cần thiết có thể bao gồm: Siêu âm Doppler động mạch cổ, chụp MRI não, xét nghiệm công thức máu.

dau-dau-thuong-xuyen-day-co-phai-dau-hieu-cua-thieu-mau-nao-6.png

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường như đau đầu dai dẳng, chóng mặt, kém tập trung. Đặc biệt khi kèm theo mệt mỏi và da xanh - có thể giúp phát hiện sớm thiếu máu hoặc rối loạn tuần hoàn máu não. Khám định kỳ, điều chỉnh lối sống và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như suy giảm nhận thức hay đột quỵ.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩNguyễn Văn My

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.

Xem thêm thông tin
Nguồn tham khảo