Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những biểu hiện thiếu máu lên não dễ nhận biết nhất

Ngày 21/09/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Biểu hiện thiếu máu lên não xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp khi khám lâm sàng, các bác sĩ có thể dễ dàng bỏ qua các triệu trứng này. Bệnh

Biểu hiện thiếu máu lên não xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp khi khám lâm sàng, các bác sĩ có thể dễ dàng bỏ qua các triệu trứng này.

Bệnh thiếu máu lên não xảy ra khi sự cung cấp lượng máu tới não bị giảm sút. Do thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết nên gây cản trở việc thực hiện các chức năng bình thường của các tế bào thần kinh. Để thăm khám và điều trị được sớm, chúng ta cần nắm rõ những biểu hiện thiếu máu lên não dễ nhận biết như sau:

1. Triệu chứng đau đầu kéo dài

Những biểu hiện thiếu máu lên não dễ nhận biết nhất 1
Người bị bệnh thiếu máu lên não thường phải gặp những cơn đau đầu kéo dài

Người bị bệnh thiếu máu lên não thường phải gặp những cơn đau đầu kéo dài. Ban đầu chỉ là đau nhói một vùng cố định, sau đó người bệnh sẽ dần cảm nhận cơn đau lan ra khắp đầu. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn nếu phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi vừa mới ngủ dậy. Biểu hiện của thiếu máu lên não được thể hiện rõ ràng nhất qua triệu chứng này.

2. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Dù ở trong không gian yên tĩnh, người bệnh cũng rất dễ bị ù tai, nặng đầu. Hiện tượng chóng mặt, mất thăng bằng, đầu óc lâng lâng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi người bệnh có sự thay đổi tư thế đột ngột. Hãy dựa ngay vào đâu đó nếu cảm thấy mình đứng không được vững. Những nơi không có chỗ bám thì hãy ngồi thụp xuống, tránh tình trạng bị mất thăng bằng. Nhiều trường hợp sẽ rất dễ bị ngã ra sau nếu bị mất tự chủ và kiểm soát. Ngã như vậy sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não đối với người bị bệnh, đặc biệt là người già.

3. Hiện tượng mất ngủ, ngủ không sâu

Những biểu hiện thiếu máu lên não dễ nhận biết nhất 2
Thiếu máu lên não khiến bạn thường xuyên khó ngủ và mất ngủ

Các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường gặp ác mộng, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được rất hay gặp phải với người bệnh. Cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không có hứng thú để làm việc. Do bị mất ngủ thường xuyên nên tâm lý dễ bị xúc động, hay gắt gỏng và thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Biểu hiện thiếu máu lên não này cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Triệu chứng này đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, khi trẻ bị thiếu máu dẫn đến mất ngủ, khó ngủ nhưng chúng không thể mô tả một cách rõ ràng hiện tượng của mình.

4. Hiện tượng suy giảm trí nhớ

Não không nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động của các chức năng trong cơ thể. Các hiện tượng nhức đầu, chóng mặt, hay quên, kém tập trung… sẽ ghé thăm bệnh nhân thường xuyên hơn nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện thiếu máu lên não này sẽ khiến người bệnh bị suy giảm dần trí nhớ, thậm chí là lú lẫn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Suy giảm trí nhớ còn do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não. Hiện tượng này xuất hiện cũng do lượng máu không được đẩy lên đủ để não bộ hoạt động bình thường.

5. Tê bì, nhức mỏi chân tay

Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu lên não. Bệnh nhân sẽ có cảm giác tê ở các đầu ngón tay, hay cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò, bị đau dọc xương sườn. Đôi khi người bệnh còn có thể bị lạnh sống lưng, nhức mỏi toàn thân, đau dọc vai gáy,…Những bất tiện gây ra do việc tê mỏi các đầu ngón tay chân và đau xương khớp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của những người mắc phải.

Biểu hiện thiếu máu lên não tiến triển khá nhanh, những cơn choáng ngất sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện những biểu hiện trên, người bệnh cần cẩn trọng đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt, tránh những hậu quả về sau.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm