7 động tác Yoga có tác dụng giữ dáng khuôn ngực tốt nhất
Ngày 24/11/2017
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Những bài tập Yoga có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Các chuyên gia cũng khuyên phụ nữ nên tập Yoga để giữ dáng khuôn ngực tự nhiên. Bạn đã
Những bài tập Yoga có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Các chuyên gia cũng khuyên phụ nữ nên tập Yoga để giữ dáng khuôn ngực tự nhiên.
Bạn đã từng nghe rất nhiều về tác dụng của Yoga như Yoga chữa đau nửa đầu, Yoga giảm căng thẳng, Yoga giảm cân và giữ gìn vóc dáng, Yoga chữa một số bệnh về đường hô hấp và tuần hoàn máu kém… Tuy nhiên bạn có lẽ không biết, Yoga còn có thể giúp bạn giữ dáng khuôn ngực bằng cách chăm chỉ tập luyện mỗi ngày.
1. Tư thế chiến binh
Tư thế chiến binh sẽ không chỉ làm bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn, mà còn giúp bạn mở rộng ngực, giữ dáng khuôn ngực và làm cho nó đàn hồi và hoạt động tốt hơn.
Thực hiện:
Dang hai chân rộng, song song với nhau.
Đặt chân trái sang trái 90 độ và chân phải vào bên trong. Hít thở và đồng thời uốn cong đầu gối trái.
Chân phải giữ thẳng, nâng cánh tay và đặt ngang hai vai. Quay đầu sang trái, nhìn thẳng về phía cổ tay
Lặp lại 7-10 lần, sau đó làm tương tự với bên phải.
2. Tư thế tam giác
Tư thế tam giác sẽ giải phóng và tăng cường các cơ ngực, kéo dài xương sống, và cải thiện lưu lượng máu.
Thực hiện:
Dang rộng hai chân, dạng 2 chân thoải mái thành góc 45 độ
Lấy tay trái chạm vào mắt chân trái và kéo tay phải lên để cánh tay tạo thành một đường thẳng. Giữ đầu gối và xương sống thẳng.
Quay mặt lên nhìn vào ngón tay. Sau đó lặp lại bài tập với phía bên kia.
3. Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang giúp làm tăng thể tích phổi, căng cơ ngực, giữ dáng khuôn ngực không bị chảy xệ, tăng cường cơ bụng.
Thực hiện:
Nằmúp lên sàn phẳng và hít sâu. Từ từ nâng ngực đồng thời cân bằng chân và tay
Nâng đầu lên và nhìn lên
Hơi thở ra chậm và cố định vị trí ban đầu.
Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần và cố gắng tăng thời gian dần lên.
4. Tư thế cánh cung
Tư thế cánh cung được khuyến cáo cho tất cả những người bị đau lưng. Bài tập này giúp kéo giãn cột sống và giữ dáng khuôn ngực cân đối hơn.
Nằm sấp xuống sàn, hai tay để dọc theo cơ thể.
Từ từ gập hai đầu gối lại, hai tay đưa về sau kéo cổ chân đồng thời hít vào, nâng ngực lên khỏi mặt sàn, mặt hướng về trước, thư giãn cơ vùng mặt.
Giữ tư thế này ổn định, chú ý hơi thở của mình. Hai tay giữ lấy cổ chân kéo ngực lên, tạo tư thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn căng như cánh cung. Tiếp tục hít thở và thư giãn.
Giữ như vậy khoảng 15 – 20 giây, thở ra, nhẹ nhàng thả tay ra, đặt chân và ngực xuống mặt đất, giải phóng vùng cổ chân và thư giãn.
5. Tư thế bánh xe
Tư thế bánh xe giúp bạn giữ dáng khuôn ngực, giãn xương sống, cổ, giảm sự mệt mỏi và trị đau đầu.
Thực hiện:
Nằm ngửa và đặt bàn chân rộng hơn một chút so với vai, sau đó kéo hai chân chạm vào mông.
Đặt bàn tay ra phía sau đầu, áp sát các ngón tay vào lưng của bạn. Hít thở đồng thời nâng ngực và hông càng cao càng tốt.
Cố gắng duỗi thẳng tay của bạn hết mức có thể và giữ vị trí này trong 30 giây.
6. Tư thế trồng cây chuối
Tư thế trồng cây chuối rất hữu ích cho các dây chằng, cơ xương sống và ngực. Nó cải thiện hô hấp và lưu lượng máu.
Quỳ gối, đặt bàn tay này lên trên khuỷu tay kia
Đưa tay về phía trước cho khuỷu tay và cánh tay tạo thành tam giác đều, hai tay nắm lấy nhau
Đặt đỉnh đầu xuống sàn, vòng tay qua sau đầu, mông nhấc lên
Kéo thẳng đầu gối và nâng mông, cơ thể tạo hình chữ V lộn ngược.
Giữ đầu gối thẳng, di chuyển chân sao cho gần sát đầu.
Nhấc chân khỏi sàn, co đầu gối hướng vào ngực
7. Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà có hiệu quả chống lại chứng đau lưng, làm tăng thể tích phổi và tăng cường sự săn chắc, tránh ngực chảy xệ.
Quỳ xuống sàn nhà và kéo chân sát lại với nhau.
Từ từ uốn cong người ngược lại và đặt hai bàn tay lên gót chân. Sau đó, vòm lưng và căng xương sườn của bạn. Đầu nên được kéo sát xuống sàn.
Giữ nguyên trạng thái này trong 30 giây.
Linh Đan
Nguồn: Bright Side
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm