Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi em bé đều đáng yêu và mái tóc của các em cũng vậy, dù thẳng, gợn sóng hay xoăn. Kiểu phát triển tóc của mỗi em bé có thể khác nhau. Một số trẻ sơ sinh được sinh ra với đầu nhiều tóc, trong khi những trẻ khác sinh ra chỉ có vài lọn tóc. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn cách làm tóc bé mọc nhanh và dày hiệu quả.
Nhiều tóc hay ít tóc, em bé đều dễ thương! Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều yêu thương con mình vô điều kiện! Tuy nhiên, hoàn toàn có thể hiểu được khi có một số câu hỏi về việc giúp trẻ mọc tóc, đặc biệt là với những người mới làm cha mẹ. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách làm tóc bé mọc nhanh và dày.
Không có cách nào để dự đoán được em bé sẽ có bao nhiêu tóc khi sinh. Một số em bé sinh ra có rất nhiều tóc và một số khác lại không có tóc. Ngay cả khi trẻ sơ sinh có tóc thì tóc cũng có thể rụng ngay sau khi sinh và sau đó sẽ mọc lại. Hãy hiểu rằng việc trẻ sơ sinh không có tóc hoặc bị rụng tóc là điều hoàn toàn bình thường! Nó không chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Màu sắc và số lượng tóc của trẻ sơ sinh phần lớn là do di truyền. Thông thường, sự phát triển của tóc xảy ra vào khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ. Nếu em bé của bạn bắt đầu mọc tóc trong bụng mẹ, chúng có thể sẽ có tóc trên đầu khi sinh ra. Nội tiết tố cũng đóng một vai trò trong số lượng tóc của trẻ sơ sinh. Trong bụng mẹ, nồng độ hormone cao có thể đẩy nhanh quá trình mọc tóc.
Tuy nhiên, sau khi sinh, nồng độ hormone giảm với tốc độ nhanh. Kết quả là sự phát triển tóc của em bé chậm lại. Ngay sau khi sinh, tóc của trẻ sơ sinh cũng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Khi điều này xảy ra, tóc của bé có thể bị rụng. Sau đó, đứa bé sẽ bị hói cho đến khi tóc mới mọc ra. Không có lý do gì để quá lo lắng về tình trạng rụng tóc trẻ sơ sinh nếu bé vẫn phát triển thể chất bình thường.
Dầu dừa rất giàu vitamin E tự nhiên, một chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa. Nó không chỉ có lợi cho da mà còn có thể thúc đẩy sự phát triển của tóc bằng cách cải thiện lưu thông máu đến da đầu. Dầu dừa cũng làm tăng độ bóng cho tóc và có thể ngăn ngừa rụng tóc.
Trong một nghiên cứu cũ vào năm 2003, các nhà nghiên cứu nhận thấy dầu dừa rất hữu ích cho tóc khi được sử dụng làm sản phẩm gội hoặc chải chuốt. Khi kết hợp với dầu hướng dương và dầu khoáng, nó giúp giảm tình trạng mất protein ở tóc.
Để giúp kích thích tóc dày hơn, đầy đặn hơn, hãy nhẹ nhàng thoa dầu dừa lên da đầu của bé vài lần mỗi tuần. Điều này giúp dưỡng ẩm cho tóc.
Sử dụng dầu dừa hữu cơ hoặc siêu nguyên chất thoa một lượng nhỏ lên da đầu của bé và để dầu ngấm trong khoảng 20 phút. Rửa sạch da đầu của bé bằng nước ấm.
Nhẹ nhàng chải hoặc xoa bóp da đầu của bé cũng có thể kích thích mọc tóc. Điều này là do việc chải thường xuyên có thể loại bỏ da khô. Ngoài ra, chải tóc còn khuyến khích lưu thông máu đến da đầu và nang tóc. Sau khi thoa dầu, dùng ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp da đầu của bé trong vài phút. Điều này giúp mọc tóc và giúp bé thư giãn.
Bạn có thể lo lắng khi gội đầu cho bé, nhưng việc gội đầu thường xuyên sẽ giữ cho da đầu của bé sạch sẽ. Khi bé đã qua giai đoạn sơ sinh (trong thời gian đó, bạn chỉ cần tắm cho bé khoảng một lần mỗi tuần), hãy gội đầu cho bé 2 hoặc 3 ngày một lần. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng nước ấm và dầu gội nhẹ nhàng cho bé. Sự tích tụ bụi bẩn trên da đầu của bé có thể gây khô da, làm chậm quá trình mọc tóc.
Tương tự như cách bạn thoa dầu xả lên tóc sau khi gội đầu, bạn cũng có thể sử dụng dầu xả cho tóc của bé. Dầu xả là chất dưỡng ẩm thay thế độ ẩm bị mất đi bởi dầu gội. Nó giúp bảo vệ và củng cố tóc, có thể thúc đẩy tăng trưởng và giảm gãy rụng. Dầu dưỡng tóc đặc biệt quan trọng nếu con bạn có mái tóc xoăn hoặc kết cấu tóc có thể dễ bị khô.
Thoa dầu xả sau khi gội đầu, sau đó xả sạch sản phẩm khỏi tóc bé bằng nước ấm. Một lần nữa, hãy chọn loại dầu xả thân thiện với trẻ em, dịu nhẹ và không gây cay mắt.
Khi sấy tóc cho bé sau khi gội và dưỡng tóc, hãy làm nhẹ nhàng nhất có thể. Dùng khăn mềm lau khô tóc nhẹ nhàng. Việc sử dụng khăn cứng hoặc thô có thể làm tổn thương nang tóc non và khiến tóc mọc chậm.
Hãy nhớ rằng tóc có kết cấu khô hoặc tóc xoăn có thể dễ bị rối và tạo thành các nút thắt. Nút thắt khiến tóc bị rụng. Mỗi ngày, hãy nhẹ nhàng dùng lược mềm để gỡ rối tóc cho bé.
Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những cách làm tóc bé mọc nhanh và dày hơn.
Nếu bé ít nhất 6 tháng tuổi và đã có thể ăn dặm, hãy cho bé ăn thức ăn giàu chất sắt, vitamin A, vitamin B, vitamin D, kẽm và protein.
Nếu bạn đang cho con bú, điều quan trọng là bạn phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống của bạn rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Các loại thực phẩm bạn ăn cũng có thể khuyến khích sự phát triển của tóc ở trẻ.
Gelatin là một loại axit amin có thể kích thích mọc tóc khi bôi lên da đầu của bé. Đây là một trong những cách làm tóc bé mọc nhanh và dày đơn giản nhất.
Trộn 1 thìa bột gelatin với nước. Bạn cũng có thể thêm một thìa cà phê mật ong và một thìa cà phê giấm táo vào hỗn hợp. Mật ong là chất chống oxy hóa giúp phục hồi chất dinh dưỡng cho tóc và da đầu. Trong khi đó, giấm táo giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Thoa hỗn hợp gelatin lên da đầu của bé và để yên trong vòng 10 đến 15 phút. Xả sạch gelatin và gội đầu cho bé như bình thường.
Nếu con bạn có tóc dài, bạn có thể muốn buộc chúng lại thành kiểu đuôi ngựa nhỏ hoặc dùng kẹp tóc. Nhưng buộc tóc bé quá chặt có thể làm tổn thương nang tóc và gây rụng tóc. Thay vì sử dụng dây buộc tóc đuôi ngựa, hãy sử dụng băng đô bằng lụa - nó nhẹ nhàng với tóc.
Tóc của trẻ em rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, cần lưu ý một số điều khi chăm sóc tóc trẻ em để giúp tóc của trẻ phát triển khỏe mạnh:
Trên đây là những cách làm tóc bé mọc nhanh và dày hiệu quả nhất. Chăm sóc tóc cho bé là một quá trình dài và cần nhiều sự kiên nhẫn. Do đó, cha mẹ đừng quá lo lắng khi vẫn chưa có tiến triển nhé. Thay vào đó, hãy từ từ tận hưởng những giây phút bên cạnh con. Chúc bé của bạn sớm có một mái tóc như ý.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.