Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ăn dặm là gì và những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ăn dặm luôn là chủ đề quan tâm của nhiều gia đình có con nhỏ dưới một tuổi bởi không phải bé nào cũng có thể thích nghi với việc ăn dặm theo mốc thời gian chuẩn là 6 tháng. Bên cạnh đó, có nhiều lưu ý về việc ăn dặm mà cha mẹ cần lưu tâm để tránh tình trạng phản tác dụng.

Khi trẻ được 6 tháng, mẹ sẽ có xu hướng cho bé làm quen với việc ăn dặm. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện đơn giản bởi ăn dặm không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày của bé, khiến bé sợ ăn. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về ăn dặm và những lưu ý cho giai đoạn mới tập ăn dặm của bé.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là hình thức bổ sung thêm các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để trẻ tập quen dần với việc ăn các thực phẩm mới trong khi vẫn tiếp tục bú mẹ.

Ăn dặm theo hình thức này gọi là ăn dặm bán phần. Tức là, bạn thay thế một vài bữa ăn mà trước đây trẻ bú sữa mẹ bằng những thực phẩm ăn dặm để trẻ làm quen dần. Việc này giúp mẹ yên tâm đi làm mà không sợ trẻ đòi sữa.

Ăn dặm là hình thức bổ sung thêm các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ 1 Ăn dặm là hình thức bổ sung thêm các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Mặc dù chúng ta thường hiểu rằng khi bắt đầu ăn dặm thì không nên cho trẻ ăn đồ ăn cứng, khó nhai, hoặc ăn nhiều, nhưng ăn dặm cho trẻ mới bắt đầu cần lưu ý nhiều vấn đề hơn. Sau đây là những vấn đề mà cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm.

Thực phẩm ăn dặm theo độ tuổi

Trẻ 6 tháng sẽ ăn được những thực phẩm khác so với trẻ 8 tháng, cũng như có cữ bú mẹ khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo nhóm thực phẩm và cữ sữa mẹ dưới đây.

  • Từ 6 - 12 tháng: Sữa mẹ, sữa bột cho trẻ sơ sinh có bổ sung sắt thay cho các lần bú mẹ; Thức ăn dạng mềm như bột, cháo rây, hoa quả nghiền, tránh ăn sữa chua, bơ đậu phộng, các thực phẩm cứng như cà rốt.
  • Từ 12 - 18 tháng: Sữa mẹ, sữa bò nguyên chất (3 cữ), thức ăn dạng mềm.
  • Từ 18 – 24 tháng: Sữa mẹ, sữa bò nguyên chất (3 cữ), sữa tươi, khoảng 1 - 2 cữ nếu trẻ đáp ứng tốt, bổ sung các loại thực phẩm như sữa chua, bơ đậu phộng với số lượng ít, và bổ sung dần các thực phẩm dạng rắn như cà rốt.
  • Từ 2 – 5 tuổi: Ăn theo chế độ ăn bình thường của người lớn nhưng ở số lượng ít và cai sữa hoàn toàn.

Mặc dù vậy, bạn cần để ý đến sở thích và khả năng của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có khả năng đáp ứng khác nhau, nên nếu trẻ từ chối ăn một loại thực phẩm nào đó, bạn có thể tạm thời ngừng cho trẻ ăn để trẻ làm quen với ăn dặm trước, sau đó từ từ thêm thực phẩm đó vào thực đơn bằng cách chế biến khác nhau.

Cha mẹ cần lưu ý thực phẩm ăn dặm theo từng độ tuổi để trẻ dễ ăn và không thấy sợ ăn dặm 2 Cha mẹ cần lưu ý thực phẩm ăn dặm theo từng độ tuổi để trẻ dễ ăn và không thấy sợ ăn dặm

Không để trẻ cai sữa hoàn toàn khi mới bắt đầu ăn dặnm

Dù có nhiều trẻ dễ dàng cai sữa đến mức trẻ có thể không đòi bú sữa mẹ khi bắt đầu ăn dặm, nhưng bạn cần phải để trẻ tiếp tục bú sữa mẹ, bởi sữa mẹ mang lại nguồn dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho cơ thể non nớt của trẻ. Bạn có thể thử các cách sau đây để khuyến khích trẻ bú mẹ trở lại trong giai đoạn ăn dặm:

Để trẻ bú trong môi trườn yên tĩnh, tránh làm trẻ phân tâm. Đôi khi trẻ muốn khám phá xung quanh trước rồi mới đến việc bú mẹ;

  • Ôm và xoa lưng bé.
  • Cho trẻ bú khi trẻ mới thức dậy hoặc khi đang buồn ngủ.
  • Thay đổi tư thế trẻ bú mẹ.
Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ vẫn cần bú sữa mẹ 3 Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ vẫn cần bú sữa mẹ

Nếu bạn tìm mọi cách mà trẻ vẫn không bú mẹ trở lại, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, hãy nhớ hút sữa thường xuyên để tránh tắc sữa, giúp bạn luôn sẵn sàng khi trẻ có thể bú trở lại.

Trên đây là bài viết mang đến cho bạn một số thông tin về ăn dặm là gì và những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm. Việc cho bé ăn dặm sẽ không khó nếu cha mẹ để ý đến khả năng và sở thích của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý rằng ăn dặm không phải là sự ép buộc trẻ để bắt kịp với các trẻ khác mà ăn dặm là để trẻ làm quen. Do vậy, nếu trẻ quen với việc ăn dặm muộn, mẹ đừng quá nôn nóng, hãy để trẻ phát triển theo khả năng của trẻ và hỗ trợ từ từ để trẻ cảm thấy thoải mái trong việc ăn uống.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Caring For Kids

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm