Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lậu là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này có thể phát triển và nhân lên nhanh chóng ở cả vùng sinh dục nam và nữ. Bệnh lậu khi mang thai có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Bệnh lậu là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, mức độ nguy hiểm của bệnh không chỉ cho bản thân mà còn cho cả em bé trong bụng mẹ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Cùng tìm hiểu các thông tin quan trọng về bệnh lậu khi mang thai cùng Nhà thuốc Long Châu nhé!
Bệnh lậu có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó một tỉ lệ không nhỏ xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây bệnh lậu ở phụ nữ mang thai cũng giống như ở người bình thường, nhưng do phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch suy giảm, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn nên khả năng lây nhiễm bệnh cao hơn.
Bệnh lậu ở phụ nữ mang thai do lậu cầu (một loại vi khuẩn gram âm) gây ra và chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Quan hệ tình dục thâm nhập hoặc không thâm nhập, dù xuất tinh hay không, đều có nguy cơ truyền bệnh. Vi khuẩn lậu xâm nhập niêm mạc niệu sinh dục và có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng.
Bệnh lậu khi mang thai cũng có thể do dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, đồ lót… với người bệnh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị.
Bệnh lậu ở phụ nữ mang thai hoặc không mang thai đa phần không được phát hiện sớm do tỷ lệ các trường hợp không có triệu chứng tương đối cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thai kỳ. Các triệu chứng của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai chủ yếu ở đường tiết niệu và sinh dục, tương tự như người bình thường. Mẹ bầu mắc bệnh lậu khi mang thai thường thấy đau rát khi đi tiểu và đau âm ỉ vùng bụng dưới, với các triệu chứng đặc trưng sau:
Mắc bệnh lậu khi mang thai được coi là điều đại kỵ bởi bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
Người mẹ mắc bệnh lậu khi đang mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai kì:
Bệnh lậu còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới trẻ khi được sinh ra:
Nếu phát hiện mắc bệnh lậu khi đang mang thai, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị. Thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm khuẩn lậu là các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới như cefixime, ceftriaxone. Mẹ nên tránh dùng các thuốc nhóm quinolon, aminoside, tetracycline vì nhóm này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo như colposeptine hoặc neo-tergynan trong trường hợp mẹ bị viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo sau tuần thứ 15 của thai kỳ.
Đối với trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc, bác sĩ sẽ rửa mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Ngoài ra, gia đình nên dùng thuốc mỡ bôi mắt erythromycin 0,5% kết hợp với kháng sinh toàn thân như ceftriaxone tiêm bắp.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và em bé, khi có ý định mang thai, chị em cần:
Tóm lại, mắc bệnh lậu khi mang thai là vô cùng nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con. Khi bị nhiễm bệnh, điều trị sớm là rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, khi xảy ra quan hệ tình dục không an toàn, nếu nhận thấy các triệu chứng ban đầu hoặc nghi ngờ mắc bệnh lậu, thai phụ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được làm các xét nghiệm giúp xác định và điều trị dứt điểm.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Sức khỏe đời sống, Vinmec.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...