Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Atiso có tác dụng gì?

Ngày 17/11/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Atiso là gì? Tác dụng atiso có lợi thế nào đến sức khỏe?

Atiso là thực phẩm với đa dạng cách chế biến được biết đến với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe đặc biệt là người lớn tuổi.

Atiso là gì?

Atiso là loại cây thực vật thân thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được xem làm thảo dược tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Cây atiso có độ cao khoảng từ 1 đến 1.5m, thân mềm mọc thẳng đứng, thân và lá có lông. Lá atiso mọc sắp xếp so le nhau, lá to dài, búp atiso hình trứng có màu tím hoặc xanh.

Atiso là loại cây thường được trồng ở các vùng cao, có nhiệt độ thấp. Ở Việt Nam, atiso thường có ở Đà Lạt, Sapa hay Tam Đảo. Atiso thường vào vụ mùa thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Cây atiso có mùi thơm nhẹ, tính hàn, vị chua. Atiso được dùng chế biến thành nhiều món ăn, làm trà uống có tác dụng làm đẹp và thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa.

Cây atiso cao từ 1m đến 1.5m có cây cao đến 2mCây atiso cao từ 1m đến 1.5m có cây cao đến 2m

Công dụng của atiso?

Atiso được đưa vào danh sách dược liệu tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu, cây atiso chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể như Cynarin, Flavonoid, Tanin và các khoáng chất, vitamin B1, B2, vitamin A, vitamin C, canxi…

Ngoài ra trong lá của cây atiso có chứa thành phần các acid hữu cơ như Acid Phenol (Cynarin), Acid Alcol, Acid Hydroxymethlacrilic, Acid Fumaric cùng với Taraxasterol và Faradiol có công dụng hiệu quả trong ức chế viêm.

Được biết, atiso là thực phẩm có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao nhất trong danh sách các loại rau. Các chất chống oxy hóa có trong atiso giúp cơ thể chống lại các tác động gây nên ung thư. Vì vậy atiso có công dụng ngăn ngừa ung thư, làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình phát triển các khối u.

Ngoài tác dụng kỳ diện trong chống ung thư, atiso còn ấn tượng trong cải thiện sức khỏe tim mạch. Atiso giúp làm hạ mức cholesterol xấu (LDL) đồng thời làm tăng mức cholesterol có lợi (HDL hay acid béo omega 3) hạn chế sự ngăn chặn lưu thông máu, tăng huyết áp, giảm các cơn đau tim, ngừa đột quỵ.

Atiso phơi khô làm trà uống giúp chống lão hóaAtiso phơi khô làm trà uống giúp chống lão hóa

Atiso còn được vì là dược liệu dành cho gan. Trong thành phần cây atiso có chứa dược chất Cynarin và Silymarin có chức năng loại bỏ, thanh lọc độc tố có trong gan ra khỏi cơ thể. Một số nghiên cứu còn cho rằng, các chất này cũng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ở các tế bào trên gan.

Atiso là loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Chất xơ có tác dụng kích thích tạo và bài tiết dịch vị dạ dày làm giảm các nguy cơ gây nên căng thẳng, đầy hơi, khó chịu dạ dày, giảm các triệu chứng táo bón.

Phụ nữ có thai và cho con bú thường dùng atiso để bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Các Acid Folic có trong cây atiso có tác dụng ngăn ngừa các nguy cơ khiếm khuyết thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Cách sử dụng atiso

Atiso là loại cây có giá trị cao, mọi bộ phận của cây từ búp, thân, rễ đều được sử dụng chế biến thành các món ăn bổ dưỡng, đặc biệt thường gặp nhất là hoa và thân atiso.

Cách sử dụng, chế biến atiso cũng rất đơn giản như hầm hoa atiso với giò heo, sắc hoa atiso lấy nước, hấp, làm cao mềm, cao lòng, cao khô, trà túi lọc, bột atiso

Cách dùng thuốc hỗ trợ điều trị một số triệu chứng bệnh như:

  • Liều dùng điều trị viêm gan, mật, vàng da: Sử dụng khoảng 50g lá atiso tươi, hay 10g lá atiso khô, hãm hoặc sắc lấy nước uống.
  • Liều dùng điều trị viêm gan vi rút: Sử dụng khoảng 10g lá atiso, diệp hạ châu đắng, nhân trần, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một lần.
  • Liều dùng điều trị phù thũng và thấp khớp: Sử dụng khoảng 10g lá atiso, thổ phục linh, ngưu tất, kim tiền thảo, mỗi vị 12g, sắc uống, ngày một lần.
Dùng atiso hãm trà uống có tác dụng tốt cho sức khỏeDùng atiso hãm trà uống có tác dụng tốt cho sức khỏe

Lưu ý khi sử dụng atiso thường xuyên trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị bệnh mọi người nên có thói quen kiểm tra lượng cholesterol, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh hưởng của liều lượng sử dụng atiso hàng ngày thường ít hạn chế hơn so với các loại tân dược.

Tuy nhiên cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi quyết định sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên. Tốt nhất bạn nên tham khảo y kiến tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ khi quyết định kết hợp atiso trong chế độ ăn hỗ trợ điều trị bệnh.

Đặc biệt không nên sử dụng atiso cho người bệnh có triệu chứng tắc ống mật, người bị sỏi mật hay dị ứng với thành phần atiso. Atiso có thể ngăn chặn khả năng hấp thu muối sắt, không nên dùng chung.

Sử dụng atiso quá lạm dụng có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của bạn. Một số khuyến cáo cho rằng một ngày không nên uống nhiều hơn 2 lít nước trà atiso vì nó có thể gây ra tác động không tốt cho cơ thể.

Tóm lại, atiso là loại thực vật thảo dược tự nhiên dễ tìm kiếm, có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời, mang lại nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Thúy Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm