Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sỏi mật có gây nguy hiểm không?

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sỏi mật là tình trạng túi mật hoặc ống dẫn mật hình thành các viên sỏi do sự tích tụ cholesterol và bilirubin tại đó. Nhìn chung sỏi mật thường không nguy hiểm và không cần điều trị nếu không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu viêm khác (sốt cao, vàng da…) thì cần được đưa đến bệnh viên ngay vì có thể việc sỏi làm tắc nghẽn ống mật đã gây nên nhiễm trùng đường mật, viêm tụy…

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Sỏi mật là gì? 

Sỏi mật là những vật thể có dạng viên sỏi hình thành trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Sỏi mật có kích thước đa dạng, từ nhỏ như những hạt cát đến to bằng quả bóng golf. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn thường chỉ nằm yên tại túi mật còn các viên sỏi nhỏ lại có thể di chuyển qua ống mật chủ gây tắc nghẽn, dẫn đến viêm đường mật, viêm tụy...

Có 2 loại sỏi mật:

  • Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi mật phổ biến nhất, hình thành do các cholesterol dư thừa tích tụ lại và được tìm thấy trong túi mật. Sỏi này thường có màu xanh lục.

  • Sỏi sắc tố: Hình thành khi lượng bilirubin được phóng thích quá nhiều từ các tế bào hồng cầu bị phá vỡ trong gan.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Sỏi mật

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy theo kích thước của sỏi mật. Nhìn chung, phần đông bệnh nhân bị sỏi mật không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có, một số triệu chứng có thể gặp là:

Đau vùng bụng trên ở giữa hoặc bên phải.

Đau vai phải.

Đau ngực, đau lưng.

Buồn nôn và ói mửa.

Vàng da, vàng mắt.

Khó tiêu, ợ chua, đầy hơi.

Các cơn đau diễn ra đều đặn, lặp đi lặp lại, có thể kéo dài từ khoảng 15 phút đến vài giờ và thường giảm dần sau 1 – 3 giờ hoặc lâu hơn.

Tác động của Sỏi mật đối với sức khỏe 

Trừ trường hợp không có triệu chứng, còn lại sỏi mật sẽ gây nên các cơn đau mật, có thể đau lan đến ngực, vai và lưng. 

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Sỏi mật

Sỏi mật khi chặn ống dẫn mật chủ làm tăng áp lực trong túi mật, gây viêm túi mật cấp tính với triệu chứng là các cơn đau bụng dữ dội kèm theo sốt. Bên cạnh đó, ống mật chủ có thể bị tắc nghẽn bởi sỏi dẫn đến vàng da, nhiễm trùng đường mật và viêm tụy.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm nghiêm trọng xảy ra (đau bụng kéo dài, sốt cao, ớn lạnh), bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Sỏi mật

Nồng độ cholesterol và bilirubin cao quá giới hạn bài tiết của muối mật, gây tích tụ lại tạo thành sỏi.

Túi mật ít co bóp và không thể thải hết dịch mật.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải Sỏi mật?

Người béo phì hoặc có chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol

Người mắc bệnh gan.

Người giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Sỏi mật

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Sỏi mật, bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn đàn ông.

  • Tuổi: Người trên 40 tuổi dễ mắc phải sỏi mật.

  • Vùng miền: Người gốc Mỹ, Mexico có nguy cơ cao bị sỏi mật.

  • Tiền sử gia đình có người bị sỏi mật.

  • Bị bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh Crohn.

  • Ít vận động.

  • Có bệnh xơ gan, rối loạn máu.

  • Có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol và ít chất xơ.

  • Đang sử dụng thuốc hạ cholesterol.

  • Đang uống nhiều loại thuốc (thuốc tránh thai chứa estrogen…).

  • Phụ nữ có thai.

  • Giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Sỏi mật

Siêu âm thường được sử dụng nhất để chẩn đoán sỏi mật. Ngoài ra, phương pháp sau cũng có thể được thực hiện:

  • Chụp X quang.

  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Có thể vừa dùng trong chẩn đoán sỏi mật, vừa dùng để lấy sỏi ra.

  • Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP): Chỉ có thể dùng trong chẩn đoán sỏi mật.

  • Siêu âm nội soi (EUS).

  • Xạ hình gan mật (HIDA).

  • Chụp CT.

  • Xét nghiệm máu có thể phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hoặc các biến chứng khác do sỏi mật gây ra.

Phương pháp điều trị Sỏi mật hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Trường hợp sỏi mật không có triệu chứng: Không cần điều trị

Trường hợp có các triệu chứng khác: Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để lấy sỏi khỏi túi mật hoặc kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi. Nếu không có biến chứng gì, bạn có thể về nhà trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật.

Trường hợp bị các biến chứng liên quan đến sỏi mật (viêm túi mật nặng; gặp khó khăn khi phẫu thuật nội soi; bệnh nhân có các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch và hô hấp; bệnh nhân có rối loạn chảy máu, bệnh gan hoặc nghi ngờ ung thư túi mật): Có thể phải mổ hở để cắt bỏ túi mật. Khi đó, bệnh nhân phải nằm viện từ 3 – 5 ngày.

Bên cạnh đó, còn có thể dùng thuốc đường uống để làm tan sỏi mật (ursodiol, chenodiol), tuy nhiên phương pháp này phải mất thời gian rất lâu và dễ bị tái phát khi ngừng điều trị. Do đó, trừ khi không thể phẫu thuật, bác sĩ thường ưu tiên chỉ định cắt bỏ túi mật hơn.  

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Sỏi mật

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

  • Tập thể dục đều đặn (30 phút/ngày x 5 ngày/tuần), giảm cân từ từ nếu bị béo phì.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn ít thịt và thức ăn chiên xào.

  • Ăn thêm cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, trái cây.

  • Sử dụng các loại sữa và sản phẩm từ sữa ít béo.

Phương pháp phòng ngừa Sỏi mật hiệu quả

Sỏi mật không thể phòng ngừa, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để giảm bớt yếu tố nguy cơ:

  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh, ít chất béo, giàu chất xơ.

  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.

  • Giảm cân từ từ (nếu cần), không giảm quá nhanh.

  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng hormone tránh thai nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ gây sỏi mật.

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/7313-gallstones
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/symptoms-causes/syc-20354214
  3. https://www.webmd.com/digestive-disorders/gallstones
  4. https://www.healthline.com/health/gallstones

Các bệnh liên quan