Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bà bầu bị lên chắp mắt phải làm sao?

Ngày 28/04/2022
Kích thước chữ

Bà bầu bị lên chắp mắt là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân là do phụ nữ trong thời kỳ mang thai có những thay đổi về nội tiết tố làm tăng nguy cơ nổi chắp mắt. Vậy khi gặp phải căn bệnh này, mẹ bầu cần xử lý như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé!

Chắp mắt là hiện tượng nổi một hoặc nhiều nốt mụn nhọt nhỏ tại bên trong mí mắt. Bà bầu bị chắp mắt thường khá lành tính và không ảnh hưởng trực tiếp đến tín mạng. Tuy nhiên, cảm giác cộm mắt, khó chịu khiến nhiều chị em lo lắng và không biết phải làm sao? Vì vậy, nhà thuốc Long Châu đã có những chia sẻ về bệnh lý cũng như cách điều trị hiệu quả trong bài viết sau.

Phân biệt chắp mắt và lẹo mắt ở bà bầu

Chắp mắt là bệnh lý khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này đó là sự xuất hiện của một cục u trong mí mắt, bao gồm cả mí trên hay mí dưới. Thời gian đầu, chắp mắt hơi sưng đỏ, mềm và có kích thước nhỏ. Sau vài ngày, nốt chắp mắt sẽ trở nên cứng hơn và không gây đau.

Bệnh chắp mắt thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh lẹo mắt do có những triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Lẹo mắt là căn bệnh do nhiễm trùng nang lông hay tuyến dầu nhờn, trong khi đó chắp mắt là hậu quả của của việc bít tắc tuyến dầu nhờn. Ngoài ra, điểm khác biệt giữa hai căn bệnh này đó là: Nốt lẹo nổi ở mép mí mắt, gây sưng đau còn bệnh chắp thường xuất hiện ở xa mép mí mắt, không gây đau.

Bà bầu bị lên chắp mắt phải làm sao 1 Chắp mắt và lẹo mắt là hai căn bệnh khác nhau

Dấu hiệu nhận biết của bệnh chắp mắt ở bà bầu

Một số dấu hiệu sau giúp nhận biết bệnh chắp mắt ở bà bầu:

  • Xuất hiện cục u ở mí mắt, không gây đau và phát triển chậm trong thời gian đầu.
  • Lớp màng bao phủ bề mặt mắt và kết mạc bị sưng.
  • Cảm thấy cộm, xốn mắt và khó chịu.
  • Chắp mắt có thể xuất hiện ở bên trong hoặc ngoài mí mắt (bạn có thể quan sát bằng cách lật mí mắt lên quan sát).
  • Nhìn mờ và thấy hình ảnh, cảnh vật bị méo mó.
  • Bên trong mí mắt đổi qua màu đỏ hoặc xám.

Thông thường, những yếu tố có thể gây nguy cơ mắc bệnh chắp mắt cao hơn là: Viêm kết mạc do virus hoặc nhiễm trùng, viêm mí mắt, viêm bờ mi mãn tính, tăng tiết bã nhờn, bệnh trứng cá đỏ, mụn trứng cá…

Bà bầu bị lên chắp mắt phải làm sao 2 Chắp mắt không gây đau và phát triển chậm hơn lẹo mắt

Bà bầu bị chắp mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chắp mắt không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Khi tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách, mẹ bầu mắt vẫn có thể chữa bệnh chắp mắt và sinh con một cách bình thường.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp chắp mặt nặng và không có cách kiểm soát tốt, bệnh có thể gây đau nhức, khó chịu và thậm chí là sốt cao. Điều này có thể khiến mẹ bầu sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, chán ăn… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Các cách chữa bệnh chắp mắt hiệu quả

Điều trị tại nhà

Bà bầu bị lên chắp mắt đều có khả năng tự khỏi trong khoảng vài tuần. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp áp dụng một số biện pháp chăm sóc mắt tại nhà để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Cụ thể:

  • Tuyệt đối không ấn, gãi, nặn hay bóp nốt chắp mắt.
  • Chườm khăn ấm vào mí mắt khoảng 10 - 15 phút, mỗi ngày khoảng 4 lần. Đắp khăn ấm giúp giảm đau và giảm sưng do tuyến nhờn giãn nở ra, dịch có thể thoát ra ngoài. Bạn có thể giặt khăn trong nước ấm và vắt khô rồi tiếp tục đắp lên mí mắt. Lưu ý, cần phải rửa sạch tay trước khi chạm vào mắt.
  • Vệ sinh mí mắt thường xuyên thật nhẹ nhàng bằng nước sạch.
  • Mỗi ngày xoa bóp mí mắt trong khoảng vài phút, giúp dịch ở chắp mắt thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Không nên trang điểm ở mắt hay đeo kính áp tròng cho thời gian bị bệnh.
Bà bầu bị lên chắp mắt phải làm sao 3 Đắp khăn ấm chữa chắp mắt giúp giảm sưng hiệu quả

Điều trị y tế

Sau khi áp dụng cách chữa bệnh chắp mắt tại nhà nhưng tình trạng không tự cải thiện hoặc cục chắp mắt quá lớn thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành điều trị. Bà bầu bị chắp mắt có thể điều trị khỏi bằng những loại thuốc kháng viêm và kháng sinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Bạn nên tiến hành khám mắt khi xuất hiện hiện tượng cộm, xốn hoặc nổi u nhọt trên mí mắt. Không nên tự ý can thiệp các phương pháp khác lên mắt vì gây nguy cơ làm nhiễm trùng. Việc lựa chọn cách chữa chắp mắt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bác sĩ có thể chỉ định sau khi phân tích rủi ro:

  • Tiêm chất kháng sinh để loại bỏ vết sưng trên mí mắt, giảm đau.
  • Tiến hành phẫu thuật để loại bỏ chắp mắt. Bác sĩ gây tê cục bộ giúp làm tê khu vực vết thương, sau đó rạch một đường nhỏ giúp dịch thoát ra ngoài.
  • Dùng thuốc bôi ngoài da (theo chỉ định của bác sĩ) để hỗ trợ giảm kích ứng, ngừa nhiễm trùng.

Trên đây chính là những giải đáp về vấn đề bà bầu bị lên chắp mắt có nguy hiểm không. Để đảm bảo an toàn, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay khi mắt có những triệu chứng sưng đau. Đồng thời, giữ thói quen vệ sinh mắt hằng ngày để ngăn ngừa các bệnh về mắt, trong đó có bệnh chắp mắt.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin