Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi kết mạc bị sưng hay viêm do tiếp xúc với phấn hoa, lông, nấm mốc, hoặc các chất gây dị ứng khác. Kết mạc là một lớp mô trong suốt lót mí mắt và bao bọc phần lòng trắng của mắt.
Khi mắt bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng, gọi là histamine sẽ được cơ thể giải phóng ra khiến các mạch máu ở kết mạc sưng lên, làm cho mắt bị đỏ, ngứa, chảy nước mắt rất nhanh.
Phấn hoa gây triệu chứng khác nhau ở những người và những vùng khác nhau. Loại phấn hoa nhỏ, khó thấy có thể gây bệnh sốt cỏ khô bao gồm các loại cỏ, giống cúc vàng và cây cối.
Càng nhiều phấn hoa trong không khí càng khiến triệu chứng của bạn càng nặng. Lượng phấn hoa thường nhiều hơn vào những ngày hanh khô, nhiều gió, hay những ngày ẩm ướt, mát mẻ, mưa lớn khi đó phấn hoa bị rửa trôi xuống đất gây nên bệnh dị ứng phấn hoa và cả bệnh viêm kết mạc dị ứng.
Dị ứng thường mang tính di truyền trong gia đình. Rất khó để biết chính xác có bao nhiêu người bị dị ứng. Có nhiều triệu chứng thường được cho là “dị ứng” nhưng thật ra nó lại là một bệnh khác.
Cũng giống như bệnh viêm giác mạc dị ứng, bệnh viêm kết mạc dị ứng không gây nguy hiểm nhưng thường tái phát khi mắt tiếp xúc với dị nguyên. Nếu như phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó. Nếu như dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa xung quanh nhà, khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi...
Nếu có bụi hayphấn hoa bay vào mắt phải dùng thuốc chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Nếu người bệnh bị dị ứng với lông thú vật thì không nên nuôi thú cưng như chó, mèo trong nhà... Đặc biệt tránh day mắt, dụi mắt hay xoa, ấn tại mắt vì có thể gây tổn thương mắt làm cho triệu chứng ngày một nghiêm trọng hơn. Nên ghi nhớ phải dùng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày.
Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay. Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi. Nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.
Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh tái nhiễm lại.
Tiến hành cách ly người bệnh: dùng chậu rửa, riêng khăn, kính mắt, vỏ gối, thìa bát, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người...
Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thói quen tự dùng thuốc của người bệnh. Người bệnh viêm kết mạc dị ứng thường tự mua các thuốc chống viêm và sử dụng kéo dài màkhông có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể trong số các thuốc chống viêm đó là các chế phẩm có corticosteroid và người bệnh khó tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc dẫn đến mù mắt khi còn rất trẻ.
Cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, khám đúng hẹn theo lịch để tránh các biến chứng loét trên giác mạc, tránh tác dụng phụ của thuốc và quan trọng là hạn chế bệnh tái phát.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.