Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bà bầu bị ong đốt có sao không?

Ngày 27/07/2020
Kích thước chữ

Bị ong đốt không phải là tình trạng hiếm gặp và cũng có thể gây nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy đối với bà bầu bị ong đốt có sao không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ong đốt là tai nạn thường gặp, nhưng nhiều người lại chủ quan với loài động vật này. Trong khi nọc độc ong nếu không biết cách xử lý có thể gây nguy hiểm, ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bà bầu bị ong đốt có sao không? 1Bà bầu bị ong đốt có sao không?

Bà bầu bị ong đốt có sao không?

Bị ong đốt cần xử trí càng nhanh càng tốt. Rất nhiều trường hợp khi bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng và tốn nhiều thời gian điều trị. Trong trường hợp độc tích tụ nhiều có thể gây suy đa tạng và nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với bà bầu bị ong đốt thì lại càng đáng quan tâm hơn. Bởi lúc này sức khỏe của mẹ cần được đảm bảo đầy đủ, nhưng lỡ bị ong đốt phải có thể dẫn đến nhiễm độc hay sốc phản vệ, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Thực tế, đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ong đốt trong tình trạng nguy kịch vì sốc phản vệ. Điển hình là câu chuyện của thai phụ 36 tuần ở tỉnh Phú thọ. Chị nhập viện trong tình trạng tiền hôn mê khi bị hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, phổi có tiếng thở rít do phù nề thanh môn cấp và bắt đầu rối loạn ý thức. 

Các bác sĩ xác định chị bị sốc phản vệ nặng do bị ong đốt nên đã cấp cứu theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, bệnh nhân được tiêm thuốc chống sốc phản vệ. Tuy nhiên, những mũi tiêm này đều có thể gây bất lợi đến thai nhi. May mắn là nhờ cấp cứu kịp thời cùng với chuyên môn của bác sĩ, tính mạng của mẹ và bé đều được bảo toàn.

Đây là trường hợp điển hình nhưng không hiếm gặp. Và quả thực, bà bầu bị ong đốt không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn nguy hiểm đến em bé trong bụng nếu không có các biện pháp xử lý nhanh.

Cần làm gì khi bà bầu bị ong đốt?

Khi bà bầu bị ong đốt, điều quan trọng là cần được sơ cứu đúng cách sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên môn để được điều trị sớm. Bởi bất cứ khi nào tình trạng nguy hiểm cũng có thể xảy ra, nhất là khi chúng ta không có chuyên môn để xác định độc tính của loài ong tấn công mình.

Bà bầu bị ong đốt có sao không? 2Mỗi loài ong có độc tính khác nhau.

Dưới đây là cách xử trí nhanh ngay sau khi bà bầu bị ong đốt:

  • Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể. 
  • Lấy vòi chích của ong ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Bạn có thể khều nhẹ hoặc dùng nhíp kẹp. Tuy nhiên, cần tránh việc nặn ép bằng tay vì hành động này có thể khiến nọc độc ngày càng lan rộng.
  • Giúp người bệnh rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng, nước ấm. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng cồn 70 độ lên vết đốt.
  • Có thể chườm lạnh lên vết đốt. Đây là cách giảm sưng do ong đốt rất hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, người bệnh phải uống thật nhiều nước. Khi uống nhiều nước, nọc độc của ong sẽ được bài tiết qua nước tiểu, từ đó, giúp nạn nhân giảm nguy cơ suy đa tạng.
  • Sau khi tiến hành những bước sơ cứu trên, bạn nên thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hướng dẫn các bước chăm sóc tiếp theo. 
Bà bầu bị ong đốt có sao không? 3Chườm đá lên vết ong đốt giúp giảm sưng đau.

Do bà bầu bị ong đốt có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nên bạn cần theo theo dõi sát sao tình trạng của thai phụ, ghi nhận lại những biểu hiện trên nạn nhân để báo với bác sĩ. Đặc biệt lưu ý các biểu hiện sau:

  • Bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,...
  • Bà bầu bị ong đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu,…

Nếu có thể, bạn nên xác định loài ong đã tấn công để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm. Cũng cần thông tin đến bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết bạn đã có đáp án cho câu hỏi Bà bầu bị ong đốt có sao không? Khi phát hiện trường hợp này bạn nên bình tĩnh và xử lý theo những hướng dẫn về cách sơ cứu khi bị ong đốt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Côn trùngOng